Bài 1: NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
(21 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Nghề nghiệp là gì?
- A. Là các công việc không được xã hội công nhận, được xã hội công nhận và gắn bó lâu dài với mỗi người.
- B. Là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và gắn bó lâu dài với mỗi người.
- C. Là các hoạt động không cần đào tạo, không được xã hội công nhận và gắn bó một thời gian với mỗi người.
- D. Tập hợp các công việc không mang lại lợi ích cho cộng đồng, chỉ phục vụ bản thân.
Câu 2: Vai trò của nghề nghiệp đối với xã hội là
- A. cải thiện cuộc sống xã hội.
- B. chỉ đảm bảo sản xuất hàng hóa.
- C. góp phần phát triển văn hóa.
- D. không có vai trò đặc biệt nào.
Câu 3: Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp đối với bản thân người lao động là
- A. giúp cá nhân kiếm được nhiều tiền hơn.
- B. chỉ đáp ứng được sở thích cá nhân.
- C. mang lại sự hạnh phúc và hài lòng trong công việc.
- D. chỉ giúp cá nhân phát triển nghề nghiệp.
Câu 4: Sản phẩm của ngành nghề kỹ thuật, công nghệ không bao gồm
- A. ô tô.
- B. nước cam.
- C. máy tính.
- D. máy bay.
Câu 5: Các ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra sản phẩm nào dưới đây?
- A. Quần áo.
- B. Đồ uống.
- C. Máy móc.
- D. Trái cây.
Câu 6: Vai trò của nghề nghiệp đối với con người là
- A. không có ảnh hưởng gì đặc biệt
- B. tạo nguồn thu nhập không ổn định.
- C. không đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình.
- D. đảm bảo ổn định và phát triển cuộc sống.
Câu 7: Sản phẩm của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ có đặc điểm gì?
- A. Liên tục đổi mới và ngày càng hiện đại.
- B. Ngày càng đơn giản và ít đa dạng.
- C. Liên tục đổi mới nhưng không đa dạng.
- D. Chỉ gồm các sản phẩm cơ bản nhất.
Câu 8: Nghề nghiệp nào dưới đây thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ?
- A. Kỹ sư xây dựng.
- B. Thợ may.
- C. Đầu bếp.
- D. Bác sĩ.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Chọn phát biểu sai về đặc điểm của nghề nghiệp.
- A. Gắn bó lâu dài với mỗi người.
- B. Có sự biến đổi về số lượng nghề.
- C. Không có sự biến đổi về tính chất công việc.
- D. Phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
Câu 2: Người lao động trong ngành kỹ thuật, công nghệ cần đạt yêu cầu về phẩm chất nào dưới đây?
- A. Chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, trung thực.
- B. Làm việc thiếu trách nhiệm.
- C. Không tuân thủ đúng quy định.
- D. Làm việc mất an toàn lao động.
Câu 3: Yếu tố nào dưới đây không phải là mối nguy hại cho sức khỏe của người lao động trong ngành nghề kĩ thuật, công nghệ?
- A. Khí độc.
- B. Nước sạch.
- C. Điện từ trường.
- D. Khói bụi.
Câu 4: Việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của người lao động ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội?
- A. Mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và phát triển kinh tế.
- B. Chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và gia đình.
- C. Giúp tạo ra nhiều công việc mới trong xã hội.
- D. Giảm năng suất lao động và hiệu quả việc làm.
Câu 5: Tại sao việc lựa chọn đúng nghề nghiệp được coi là quan trọng đối với mỗi người?
- A. Chỉ để đảm bảo có nguồn thu nhập.
- B. Để có thêm thời gian cho bản thân.
- C. Để phát triển nghề nghiệp.
- D. Đảm bảo hạnh phúc và chất lượng cuộc sống.
Câu 6: Đâu là nguyên nhân khiến một số nghề nghiệp cũ thu hẹp dần?
- A. Sự giảm bớt nguồn nhân lực.
- B. Sự giảm bớt yêu cầu từ xã hội.
- C. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và xã hội.
- D. Sự giảm bớt công nghệ.
Câu 7: Năng lực nào dưới đây không phải là yêu cầu chung đối với người lao động trong ngành nghề kĩ thuật, công nghệ?
- A. Có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm.
- B. Mắc các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
- C. Có năng lực làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.
- D. Vận dụng được kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Ngành nghề nào dưới đây làm công việc “tư vấn, thiết kế và chỉ đạo thi công các công trình xây dựng; quản lí, vận hành và bảo trì các công trình kĩ thuật dân dụng”?
- A. Thợ sửa chữa ô tô.
- B. Kỹ sư xây dựng.
- C. Thợ điện.
- D. Nhà tư vấn nông nghiệp.
Câu 2: Ngành nghề nào dưới đây làm công việc “lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện, thiết bị điện, đồ dùng điện,…”?
- A. Thợ điện.
- B. Thợ hàn.
- C. Thợ sửa chữa ô tô.
- D. Kỹ sư xây dựng.
Câu 3: Ngành nghề nào dưới đây làm công việc “thiết kế, phát triển, thử nghiệm các chương trình và ứng dụng phần mềm”?
- A. Nhà báo.
- B. Kĩ thuật viên nông nghiệp.
- C. Nhà lập trình các ứng dụng.
- D. Nhà tư vấn lâm nghiệp.
Câu 4: Chọn phát biểu sai về công việc của thợ sửa chữa ô tô trong hình dưới đây:
- A. Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo ô tô.
- B. Kiểm tra, bảo dưỡng định kì ô tô.
- C. Sửa chữa các bộ phận hỏng của ô tô.
- D. Thay thế các bộ phận bị hỏng của ô tô.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Yêu cầu nào dưới đây không phù hợp với một nhà tư vấn nông nghiệp?
- A. Hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực sinh học.
- B. Kinh nghiệm thực tế và khả năng sáng tạo, kiên trì.
- C. Có trí tưởng tượng không gian tốt.
- D. Tuân thủ quy trình, quy định.
Câu 2: Yêu cầu nào dưới đây không phù hợp với một thợ điện?
- A. Làm việc kiên trì, thận trọng và chính xác.
- B. Tuân thủ các quy trình an toàn điện.
- C. Hiểu biết chuyên môn về kĩ thuật điện tử, cơ khí,…
- D. Hiểu biết chuyên môn về động cơ đốt trong.