Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
3. Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
- Đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm làng nghề thủ công nổi tiếng đạt trình độ tinh xảo.
- Một số làng nghề truyền thống nổi tiếng: làng Bát Tràng (gốm), Vạn Phúc (dệt lụa), làng Đồng Kỵ (đồ gỗ)…
- Những người làm ra các sản phẩm thủ công được gọi là Nghệ nhân.
CH: Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà em biết?
Trả lời:
Ở đồng bằng Bắc Bộ có rất nhiều các làng nghề thủ công nổi tiếng đó là:
- Làng gốm ở Bát Tràng, Hà Nội
- Làng lụa Vạn Phúc, Hà Nội
- Làng đồ gỗ Đồng Kỵ, Bắc Ninh
- Làng chiếu cói Kim Sơn, Bắc Ninh
- Làng chạm bạc Đồng Xâm, Hà Nội
CH: Quan sát các hình bên, em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm?
Trả lời:
Để tạo ra các sản phẩm gốm, các nghệ nhân phải trải qua các bước:
- Bước 1: Nhào đất và tạo dáng cho gốm
- Bước 2: Phơi gốm
- Bước 3: Vẽ hoa văn
- Bước 4: Tráng men
- Bước 5: Nung gốm
- Bước 6: Hoàn thành sản phẩm bằng gốm
4. Chợ phiên
- Chợ phiên diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa tấp nập
- Hàng hóa ở chợ phiên chủ yếu là sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số từ nơi khác đưa đến.
- Chợ phiên của địa phương gần nhau thường không trùng nhau, nhằm thu hút được nhiều người dân đến mua, bán.
CH: Quan sát các hình trên, em hãy mô tả cảnh chợ phiên?
Trả lời:
- Chợ phiên ở Đồng bằng Bắc Bộ rất đông vui và nhộn nhịp. Ở đó, họ buôn bán chủ yếu các sản phẩm sản xuất tại địa phương như rau, củ, trứng…
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 109 – sgk địa lí 4
Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ?