9. Chú thích tên các thành phần và hoàn thành bảng chức năng tương ứng

9. Chú thích tên các thành phần và hoàn thành bảng chức năng tương ứng của các thành phần cấu trúc tế bào thực vật theo mẫu đã cho dưới đây:

Chú thích tên các thành phần và hoàn thành bảng chức năng tương ứng

Bài Làm:

 

Tên thành phần

Cấu trúc

Chức năng

1. Màng nhân

Cấu tạo từ hai màng lipid kép. Một màng nhân bên trong và một màng nhân bên ngoài. Những màng này được kết nối lại với nhau bởi lỗ nhân

Duy trì sự tách biệt giữa nhân tế bào - nội dung của nhân - và tế bào chất của tế bào

2. Lưới nội chất hạt

Là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau, trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào

Tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào

3. Ribosome

Không có màng bao bọc, được cấu tạo từ rARN và protein. Ribôxôm gồm có 2 thành phần: tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ. Bình thường 2 tiểu phần này tách rời nhau, chỉ liên kết lại để thực hiện chức năng của ribôxôm

Nơi tổng hợp prôtêin của tế bào

4. Lưới nội chất trơn

Có dính nhiều enzim

Có vai trò trong tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại đối với cơ thể

5. Peroxisome

Bào quan dạng hình cầu, được bao bọc bởi một màng đơn mỏng, thường nằm gần lưới nội chất

Giúp tế bào loại bỏ các độc tố, như perôxít hiđrô, hay các chất chuyển hóa khác

6. Thành tế bào

Một lớp dai, linh hoạt đôi khi khá cứng bao quanh một số Tế bào

Bảo vệ, duy trì hình dạng cho tế bào

7. Lạp thể

Gồm lục lạp, vô lạp và vô sắc lạp. Lục lạp là bào quan có màng kép bao bọc, bên trong chứa các túi dẹt xếp chồng lên nhau như đồng xu, gọi là hạt lục, bên trong hạt lục là chất nền, chứa enzyme tổng hợp carbohydrate, giữa các hạt lục nối với nhau bởi phiến mỏng

 

Tổng hợp ATP cung cấp cho tổng hợp chất hữu cơ

8. Hạch nhân

Gồm có ADN nhân và các phân tử rARN do chính ADN nhân mã hóa, ngoài ra nó còn gồm các protein được nhập khẩu từ tế bào chất

Nơi tích tụ tạm thời các ARN, có vai trò trong những tế bào sản ra nhiều protein

9. Tế bào chất

Thành phần chính của tế bào chất là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau), các bào quan – cấu trúc phụ bên trong của tế bào, bao gồm tế bào chất khác nhau, ribôxôm. Tế bào chất chứa 80% là nước và thường không có màu

Là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào

10. Bộ máy Golgi

Gồm các túi dẹt nằm song song với nhau nhưng tách rời nhau

Là nơi tập trung, chế biến, lắp ráp, đóng gói các phân tử protein, lipid rồi phân phối chúng đến những nơi cần thiết

11. Khung xương tế bào

Hệ thống màng vi sợi, sợi trung gian và vi ống kết nối với nhau

Duy trì hình dạng tế bào, là nơi neo đậu của các bào quan, tham gia vận chuyển trong tế bào chất

12. Chất nhiễm sắc

Là một phức hợp DNA, RNA và protein

Đóng gói các phân tử DNA rất dài thành hình dạng nhỏ gọn và đậm đặc hơn, ngăn cản các sợi bị rối và đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố DNA trong quá trình phân chia tế bào, ngăn ngừa tổn thương DNA và điều chỉnh sự biểu hiện gen và sao chép DNA

13. Vách tế bào

Là một lớp dai, linh hoạt đôi khi khá cứng bao quanh một số tế bào

Tạo cấu trúc hỗ trợ và bảo vệ tế bào

14. Màng sinh chất

Được cấu tạo từ hai thành phần chính là phôtpholipit

Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, có các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào, có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào

15. Lysosome

Dạng túi có màng đơn, chứa các enzyme thủy phân protein, nucleic acid, carbonhydrate, lipid, các bào quan và thậm chí cả các tế bào cần thay thế

Làm nhiệm vụ tái chế, hỗ trợ tế bào tiêu hóa thức ăn theo con đường thực bào

16. Vách tế bào của tế bào lân cận

Là một lớp dai, linh hoạt đôi khi khá cứng bao quanh một số tế bào

Ngăn chặn sự giãn nở quá mức của tế bào bên cạnh

17. Trung thể

Gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng

Nơi lắp ráp và tổ chức các vi ống trong tế bào động vật, là bào quan hình thành nên thoi phân bào giúp NST di chuyển khi tế bào phân chia

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT sinh học 10 kết nối chương 2: Cấu trúc tế bào

Bài tập 1. Những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì? Kể tên các bào quan thường có ở tế bào nhân thực. Hãy cho biết: Tế bào nào sau đây là tế bào nhân thực?

(1) Tế bào trùng amip                                                 (2) Tế bào vi khuẩn lam

(3) Tế bào lông ruột                                                    (4) Tế bào vi khuẩn

(5) Tế bào rễ cây họ Đậu                                            (6) Tế bào tảo

(7) Tế bào vi khuẩn E.coli                                           (8) Tế bào bèo hoa dâu

(9) Tế bào cộng sinh trong rễ cây họ Đậu                  (10) Tế bào hồng cầu không nhân

Xem lời giải

Bài tập 2. Về mặt cấu trúc, các tế bào động vật và thực vật khác gì so với các sinh vật nhân thực đơn bào?

Xem lời giải

Bài tập 3. Thành phần nào dưới đây có ở tế bào vi khuẩn?

A. Nhân                     B. Ti thể                     

C. Plasmid                 D. Lưới nội chất

Xem lời giải

Bài tập 4. Cấu trúc nào dưới đây không thuộc hệ thống màng nội bào?

A. Lục lạp                         B. Mạng lưới nội chất               

C. Bộ máy Golgi               D. Màng nhân

Xem lời giải

Bài tập 5. Cấu trúc nào sau đây có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?

A. Lục lạp                                       B. Ti thể                 

C. Không bào trung tâm                 D. Thành tế bào

Xem lời giải

Bài tập 6. Các tế bào tuyến tụy sẽ kết hợp các amino acid được đánh dấu phóng xạ vào protein. “Dấu” đó của các protein mới tổng hợp giúp nhà nghiên cứu xác định vị trí của nó. Trong trường hợp này, chúng ta có thể theo dấu enzyme do các tế bào tuyến tụy tiết ra. Con đường đó có thể là con đường nào dưới đây?

A. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Nhân → Màng sinh chất.
B. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất.
C. Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất → Lưới nội chất.
D. Lưới nội chất → Lysosome → Túi vận chuyển → Màng sinh chất.

Xem lời giải

Bài tập 7. Trong các phát biểu về đặc trưng của các riboxom liên kết ở tế bào nhân thực dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(I) Các ribosome liên kết có màng riêng bao bọc.

(II) Ribosome  liên kết có cấu trúc khác với ribosome tự do.

(III) Ribosome liên kết chỉ tổng hợp protein màng và protein tiết.

(IV) Ribosome liên kết thường bám chặt vào mặt trong của màng tế bào.

A. 1                 B. 2               C. 3                 D. 4

Xem lời giải

Bài tập 8. Từ kiến thức đã học, em hãy vẽ sơ đồ tư duy để phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật.

Xem lời giải

Bài tập 10. Bằng trí nhớ, hãy vẽ hai loại tế bào thể hiện các cấu trúc dưới đây và vẽ các mối nối giữa hai tế bào cùng loại.

Nhân, lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, ti thể, trung thể, lục lạp, không bào, vi ống, thành tế bào, chất nền ngoại bào, vi sợi, bộ máy Golgi, sợi trung gian, màng tế bào, peroxysome, ribosome, nhân con, lỗ màng nhân, túi, lông roi, vi nhung, sợi liên bào

Xem lời giải

11. Nếu thành tế bào thực vật hoặc chất nền ngoại bào của động vật không cho các chất đi qua thì hiện tượng đó sẽ tác động như thế nào đến chức năng của tế bào?

Xem lời giải

12. Hãy tìm hiểu và mô tả thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có tính khảm động.

Xem lời giải

13. Hãy nêu và giải thích ít nhất hai điểm thích nghi cho phép sinh vật nhân sơ tồn tại trong các môi trường rất khắc nghiệt mà các sinh vật khác không thể sống được.

Xem lời giải

14. Một amino acid chứa nitrogen phóng xạ ở ngoài môi trường tế bào, sau một thời gian người ta thấy nó có mặt trong phân tử protein tiết ra ngoài tế bào đó. Hãy mô tả con đường mà amino acid đó đã đi qua và cho biết, ở mỗi nơi trên con đường ấy, nó đã được biến đổi như thế nào.

Xem lời giải

15. Nêu các chức năng của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này.

Xem lời giải

16. Nấm men là một sinh vật lí tưởng để nghiên cứu các quá trình sống của tế bào như phát triển và di truyền. Nó có thể sinh trưởng được trên nhiều môi trường với các nguồn dinh dưỡng khác nhau. Với tính chất này, người ta có thể tách và phân tích các đột biến khác nhau ở nấm men gắn với chức năng nhất định của các bào quan trong tế bào. 

a) Một đột biến làm nấm men không thể sinh trưởng được trên môi trường có nguồn dinh dưỡng chính là oleat (một acid béo dạng chuỗi dài). Đột biến này đã gây ra khiếm khuyết ở bào quan nào?

b) Một đột biến khác làm nấm men không thể sinh trưởng được trên môi trường có nguồn dinh dưỡng chính là glycerol. Đột biến này đã gây ra khiếm khuyết ở bào quan nào?

Xem lời giải

17. Một số bạch cầu có thể nuốt và tiêu hủy các mầm bệnh nhờ quá trình thực bào. Các enzym tiêu hóa chỉ giết được các mầm bệnh trong môi trường acid. Hãy cho biết có những sự kiện nào xảy ra ở quá trình tổng hợp và vận chuyển các enzyme tiêu hóa trong quá trình thực bào trên.

Xem lời giải

18. Một nhà sinh học đã tiến hành lấy nhân của tế bào sinh dưỡng thuộc một loài ếch rồi cấy vào tế bào trứng của một loài ếch khác đã bị phá hủy nhân. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã thu được những con ếch con từ các tế bào trứng ếch chuyển nhân. Hãy cho biết, các con ếch này có đặc điểm của loài nào. Giải thích vì sao em lại khẳng định như vậy.

Xem lời giải

19. Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham gia quá trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có xuất bào. Nêu giả thuyết tại sao có hiện tượng như vậy.

Xem lời giải

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập