4. Tập san về nghề ở địa phương - Trong vai một phóng viên, hãy viết bài quảng bá, giới thiệu về một nghề ở địa phương. - Giới thiệu bài viết với các bạn - Tập hợp những bài viết tốt thành một tập san về nghề ở địa phương.

4. Tập san về nghề ở địa phương

- Trong vai một phóng viên, hãy viết bài quảng bá, giới thiệu về một nghề ở địa phương. 

- Giới thiệu bài viết với các bạn

- Tập hợp những bài viết tốt thành một tập san về nghề ở địa phương.

- Chia sẻ suy nghĩ của em về các nghề ở địa phương sau khi đọc bài viết của các bạn. 

Bài Làm:

Gợi ý:

Bát Tràng – tinh hoa làng gốm cổ truyền

Sự ra đời của nghề: Theo sử sách ghi lại thì thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng được tính vào khoảng thế kỷ 14 – 15. Dư địa chí của Nguyễn Trãi có ghi chép lại “Làng Bát Tràng làm đồ chén bát”, “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội”. Theo những câu chuyện kể dân gian được truyền lại lịch sử Bát Tràng được hình thành trước khi có ghi lại trong sử sách do 3 vị thái học sinh trên đường đi sứ Bắc Tống đã học được các kỹ thuật làm gốm của người dân nơi đây và truyền lại cho người dân tại nước ta.

Đặc điểm của những người làm nghề: Những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng với đôi tay khéo léo tài ba đã tạo ra nhiều sản phẩm gốm sứ tinh xảo đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Người dân làng gốm cổ truyền từ xưa đã cần cù, sáng tạo, tỉ mỉ trong từng công đoạn làm gốm, khiến cho sản phẩm gốm Bát Tràng luôn mang những vẻ đẹp riêng.

Sản phẩm của nghề: ấm, chén, lọ hoa, bát, đĩa, anh, đồ trang trí... bằng chất liệu gốm và sứ.

Giá trị, đóng góp của nghề cho địa phương: làm gốm sứ đã trở thành một nghề truyền thống từ lâu đời của làng cổ Bát Tràng. Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng khắp cả nước và đã đi vào cả những câu ca dao:

“Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”

Cảm nhận của em về nghề: Nghề làm gốm sứ là một nghề thủ công truyền thống không bao giờ bị mất đi bởi nó gắn liền với nhu cầu đời sống hàng ngày của nhân dân ta.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT HDTN 7 cánh diều chủ đề 8: em phù hợp với nghề nào?

1. Yêu cầu của nghề nghiệp

- Khám phá các yêu cầu của một số nghề nghiệp thông qua hoạt động "Hộp xúc xắc nghề nghiệp" (theo hướng dẫn trong sách giáo khoa0

- Em phân loại các yêu cầu đối với mỗi nghề trên hộp xúc xắc theo hai nhóm như bảng.

- Em có suy nghĩ gì về yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với các nghề khác nhau.

Xem lời giải

2. Phẩm chất, năng lực cần có đối với các nghề ở địa phương

Em hãy chọn một nghề ở địa phương và xác định các yêu cầu cụ thể về phẩm chất, năng lực đối với nghề đó.

Xem lời giải

3. Em và các nghề ở địa phương

- Tìm hiểu, đánh giá sự phù hợp của em với một nghề địa phương (Theo hướng dẫn trong sách giáo khoa, trang 76).

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.