1. Thiết kế sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên
- Thảo luận để lập kế hoạch thiết kế sản phẩm giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên của địa phương hoặc đất nước.
- Lựa chọn hình thức thể hiện sản phẩm.
- Thiết kế sản phẩm theo ý tưởng đã chọn.
- Viết bài thuyết mình cho sản phẩm, trong đó chia sẻ hiểu biết và cảm xúc về cảnh quan thiên nhiên được nói đến.
- Tập dượt trình bày bài thuyết trình để chuẩn bị cho triển lãm sản phẩm đã thiết kế.
Bài Làm:
Gợi ý:
- Thảo luận để lập kế hoạch thiết kế sản phẩm giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên của địa phương hoặc đất nước.
- Lựa chọn hình thức thể hiện sản phẩm: mô hình cảnh quan thu nhỏ
- Thiết kế sản phẩm theo ý tưởng đã chọn: Lựa chọn hình thức cùng xây dựng mô hình Vịnh Hạ Long thu nhỏ bằng bìa các-tông, giấy màu,...
- Viết bài thuyết mình cho sản phẩm, trong đó chia sẻ hiểu biết và cảm xúc về cảnh quan thiên nhiên được nói đến.
- Tên bài thuyết trình: Hoàng thành Thăng Long – tìm về mốc son lịch sử
- Mở đầu: Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
- Nội dung chính:
- Những điểm thu hút: Hoàng Thàng Thăng Long là địa điểm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của dân tộc. Bao gồm cả những giá vị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa,... Hằng năm, nơi đây vẫn được tổ chức nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Hoàng Thành Thăng Long cũng có mở bán vé tham quan cho du khách tới đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cổ kính của nơi này.
- Thông tin ít người biết về cảnh quan: Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu: Khu khảo cổ gồm 2 tầng kiến trúc, một của thành Đại La từ thời vua Cao Biền của Nhà Đường (Trung Hoa) và tầng thứ hai là một phần di tích của cung điện thời Nhà Lý, Trần sau đó là đông cung của Nhà Lê. Khu di tích này cũng còn sót lại một phần kiến trúc từ thế kỷ XIX của tòa thành Hà Nội.
- Cảm xúc của em về cảnh quan: Hoàng thành Thăng Long là nơi lưu lại dấu ấn lịch sử vẻ vang của dân tộc. Là một học sinh, khi đến Hoàng thành Thăng Long em lại được tìm hiểu thêm về kiến thức lịch sử, thêm tình yêu lịch sử nước nhà và trân trọng những danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Kết bài: Hoàng Thành Thăng Long chứa đựng văn hóa truyền thống lâu đời, đây là địa điểm vô cùng thú vị để khám phá, tìm tòi những minh chứng lịch sử giàu giá trị nhân văn. Thế hệ tương lai cần giữ gìn và phát huy di sản văn hóa này để cảnh quan đẹp đẽ ấy trường tồn mãi với thời gian.
- Tập dượt trình bày bài thuyết trình để chuẩn bị cho triển lãm sản phẩm đã thiết kế.