Từ nội dung đoạn tin trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Cho đi là còn mãi mãi.”

Câu 2: (3,0 điểm)

  “Sáng 22/2, đường dây nóng của Trung tâm Điều phối tạng Hà Nội nhận một cuộc điện thoại đặc biệt. Đầu dây bên kia tự xưng tên Nguyễn Trần Thùy Dương (33 tuổi, thôn Tân Mỹ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Chị Dương nghẹn ngào đưa lời: “Con tôi – bé gái Nguyễn Hải An mới 7 tuổi, 3 tháng đang trong tình trạng hôn mê do u cầu não xâm lấn. Gia đình có nguyện vọng hiến tặng nội tạng của cháu cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng, muốn sẽ được nghe tiếng trái tim của con gái mình còn đập trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó…”

  Bé An nhập viện ngày 15/1/2018. Cũng kể từ ngày đó, chị Dương xin nghỉ việc để đồng hành cùng con gái bé nhỏ. Chị hay kể cho con nghe về chuyện hiến tặng nội tạng cho người bị bệnh. Một lần, khi còn tỉnh táo bé An tân sự với mẹ: “Con cũng muốn sau này làm thế nào khi mất đi, những bộ phận vẫn còn tồn tại, vẫn sống trên cơ thể của người khác…”

(Theo Kenh 14.vn, ngày 27-2-2018)

Từ nội dung đoạn tin trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Cho đi là còn mãi mãi.”

Bài Làm:

* Yêu cầu về kĩ năng:

  • Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.
  • Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
  • Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích vấn đề

  • Mẩu tin nói về chuyện cô bé 7 tuổi Hải An hiến nội tạng của mình cho những bạn nhỏ khác sau khi em mất để mang lại sự sống cho các bạn ấy.
  • Câu chuyện gợi lên cho ta bài học sâu sắc về tình yêu thương, cho đi là còn lại mãi mãi.

2. Bàn luận vấn đề

* Vì sao cho đi là còn lại mãi mãi

  • Những thứ ta cho đi sẽ ở lại cùng với những người được đón nhận. Quan trọng không phải ta cho đi cái gì mà người nhận sẽ cảm nhận được tấm lòng của người cho đi.
  • Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về.
  • Người cho có thể không còn trên thế gian nhưng hành động san sẻ yêu thương ấy thì còn mãi vì nó là biểu hiện sáng trong của tình người, tình đời.

* Biểu hiện của việc cho đi là còn mãi

  • Cuộc đời luôn có những bất hạnh, cho đi một phần mình có là san sẻ bớt một chút gánh nặng với những người kém may mắn hơn.
  • Việc cho đi không nhất thiết phải là hiến tặng một thứ gì đó, đơn giản chỉ là cho đi một lời nói yêu thương, một cử chỉ ân cần, một cái ôm… Giá trị của việc cho đi nằm ở tinh thần. Vì hơn hết “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.
  • Từ việc cho đi của một người, lan tỏa những hành động yêu thương đến những người khác.

3. Mở rộng và liên hệ bản thân

  • Chúng ta nhận thức rõ cho đi là còn lại mãi mãi nhưng cũng còn đó những người ích kỉ, chỉ biết nhận riêng mình mà không biết chia sẻ.
  • Là một học sinh, em đã được đón nhận rất nhiều may mắn, hạnh phúc, em cũng phải cho đi để cảm thấy cuộc đời  ý nghĩa, đáng sống hơn.

Hướng dẫn giải & Đáp án

Trong: Đề ôn thi môn ngữ văn lớp 9 lên 10 (đề 17)

ĐỀ THI

Câu 1: (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ. Con bé đáo để thật.”

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?

b. Xác định nội dung chính của đoạn văn

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của hai từ láy trong đoạn văn trên

Xem lời giải

Câu 3: (4,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập 2)

Xem lời giải

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.