Tìm hiểu tỉ lệ mặt người. Sự thay đổi của tỉ lệ mặt người khi thay đổi góc nhìn. Tập vẽ chân dung theo tỉ lệ cơ bản. Mô phỏng mặt nạ Tuồng.

1. Tìm hiểu tỉ lệ mặt người

1.1. Tỉ lệ mặt người trưởng thành

Quan sát hình 9.1, thảo luận để tìm hiểu về tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người trưởng thành.

+ Đường ngang qua mắt chia mặt người thành mấy phần?

+ Mũi chiếm mấy phần từ mắt xuống cằm?

+ Vị trí của tai có liên quan đến bộ phận nào trên khuôn mặt?

1.2. Sự thay đổi của tỉ lệ mặt người khi thay đổi góc nhìn

- Quan sát những tác phẩm chân dung trong Hình 9.2 để nhận biết sự thay đổi cấu trúc, tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người ở các góc nhìn.

- Quan sát Hình 9.3 để nhận biết sự thay đổi của trục chính trên khuôn mặt và vị trí mắt, mũi, miệng ở các góc nhìn khác nhau. 

2. Tập vẽ chân dung theo tỉ lệ cơ bản

2.1. Tìm hiểu

Quan sát Hình 9.4 để hiểu các bước tiến hành vẽ chân dung theo tỉ lệ cơ bản.

2.2. Thực hành

- Ngồi đối diện nhau để thuận tiện cho việc quan sát.

- Quan sát kỹ đặc điểm của khuôn mặt, mái tóc để xác định hình dạng của chính khuôn mặt bạn rồi vẽ phác hình dạng bên ngoài của mặt bằng hình cơ bản. 

- Dựa vào hình khuôn mặt vừa tạo ra, vẽ đường trục chính trên khuôn mặt và xác định vị trí các bộ phận mắt, mũi, tai vẽ vào những vị trí đã xác định sẵn. Chú ý các chi tiết cho phù hợp với góc nhìn.

- Vẽ gợi đậm nhạt.

3. Mô phỏng mặt nạ Tuồng

3.1. Tìm hiểu

- Quan sát Hình 9.5, thảo luận để tìm hiểu ý nghĩa và nét biểu cảm của nghệ thuật trang trí mặt nạ trên sân khấu Tuồng.

+ Màu sắc trên mặt nạ như thế nào? Màu sắc tượng trưng cho đặc điểm gì của nhân vật?

+ Màu thường được thể hiện ra sao?

+ Tính cách của nhân vật thường được thể hiện ở chi tiết nào?

+ Trạng thái cảm xúc trên mặt nạ biểu hiện qua những yếu tố nào?

3.2. Thực hành

- Quan sát Hình 6.9 để tìm hiểu các bước mô phỏng mặt nạ. 

- Lựa chọn mặt nạ trong phần nội dung về các đặc điểm của mặt nạ Tuồng để vẽ mô phỏng lại theo hướng dẫn trên.

4. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm

- Trưng bày mặt nạ theo hướng dẫn của thầy giáo/cô giáo

- Thuyết trình, chia sẻ về sản phẩm của mình, của bạn về:

+ Những sắc thái biểu cảm của mặt nạ.

+ Vai trò của màu sắc trong trang trí mặt nạ.

+ Tỉ lệ mặt người khi vẽ mặt nạ. 

Bài Làm:

1.1. Tỉ lệ mặt người trưởng thành

Quan sát hình 9.1, tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người trưởng thành.

  • Mắt nằm trên đường ngang chia mặt người thành hai phần bằng nhau.
  • Chiều ngang mắt bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt
  • Khoảng cách giữa hai mắt bằng chiều ngang một mắt
  • Mũi chiếm khoảng 2/5 từ mắt xuống cằm
  • Chiều ngang mũi bằng khoảng cách giữa hai mắt
  • Miệng nằm trong khoảng 1/3 từ chân mũi đến cằm
  • Tai được xác định nằm giữa đường ngang mắt và đường ngang chân mũi. 

1.2. Sự thay đổi của tỉ lệ mặt người khi thay đổi góc nhìn

- Quan sát Hình 9.3 nhận biết sự thay đổi của trục chính trên khuôn mặt và vị trí mắt, mũi, miệng ở các góc nhìn khác nhau: Khi thay đổi góc nhìn chân dung, đường trục chính trên khuôn mặt, tỉ lệ hình dạng của các bộ phận trên khuôn mặt của thay đổi theo. 

2.1. Tìm hiểu

Quan sát Hình 9.4 để hiểu các bước tiến hành vẽ chân dung theo tỉ lệ cơ bản:

  • Vẽ hình chu vi khuôn mặt và xác định đường trục chính trên khuôn mặt.
  • Xác định vị trí mắt, mũi, miệng bằng cách chia tỉ lệ mặt người như kiến thức vừa học.
  • Vẽ mắt, mũi, miệng, tai vào các vị trí đã xác định.
  • Vẽ đậm, nhạt

2.2. Thực hành

- Ngồi đối diện nhau để thuận tiện cho việc quan sát.

- Quan sát kỹ đặc điểm của khuôn mặt, mái tóc để xác định hình dạng của chính khuôn mặt bạn rồi vẽ phác hình dạng bên ngoài của mặt bằng hình cơ bản. 

- Dựa vào hình khuôn mặt vừa tạo ra, vẽ đường trục chính trên khuôn mặt và xác định vị trí các bộ phận mắt, mũi, tai vẽ vào những vị trí đã xác định sẵn. Chú ý các chi tiết cho phù hợp với góc nhìn.

- Vẽ gợi đậm nhạt.

3. Mô phỏng mặt nạ Tuồng

3.1. Tìm hiểu

- Quan sát Hình 9.5, ý nghĩa và nét biểu cảm của nghệ thuật trang trí mặt nạ trên sân khấu Tuồng: 

  • Mặt nạ Tuồng có tính cách điệu cao, thể hiện đặc điểm, tính cách điển hình của nhân vật và được vẽ trực tiếp lên mặt nghệ sĩ biểu diễn. 
  • Màu sắc trên mặt nạ Tuồng tượng trưng cho tính cách nhân vật như: mặt trắng (tính cách trầm tĩnh), mặt đỏ (người trí dũng, chững chạc), mặt rằn (tính cách nóng nảy), mặt mốc (nịnh).
  • Mắt là yếu tố được nhấn mạnh nhất trong tất cả các chi tiết trên mặt nạ Tuồng. Mắt trên mặt nạ luôn được vẽ xếch lên, đặc biệt với các nhân vật võ.
  • Các chi tiết mày, môi, khóe miệng đều lột tả các tính cách, trạng thái cảm xúc của nhân vật.
  • Nghệ thuật vẽ mặt nạ Tuồng là nét văn hóa thẩm mĩ cần được phát huy và bảo tồn. 

- Quan sát Hình 6.9, các bước mô phỏng mặt nạ:

  • Vẽ hình dáng chung của mặt nạ
  • Chia tỉ lệ mặt cho hình vẽ
  • Vẽ các chi tiết, bộ phận của mặt nạ vào
  • Vẽ màu theo mặt nạ mẫu

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.