Tìm hiểu tỉ lệ cơ thể người. Tạo hình dáng người bằng dây thép

1. Tìm hiểu tỉ lệ cơ thể người và kí họa dáng người

1.1. Tìm hiểu

- Quan sát một số hình ảnh về cơ thể người ở Hình 7.1, 7.2 để nhận biết về sự thay đổi của tỉ lệ cơ thể người theo độ tuổi. 

- Quan sát hình 7.3, thảo luận tìm sự khác nhau về hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ cơ thể người nam và nữ. 

1.2. Thực hành

Cá nhân/nhóm thực hành: 

+ Một vài học sinh tạo dáng mẫu đứng thẳng (trực diện hoặc nghiêng ở các góc nhìn).

+ Lấy chiều dài của đầu làm đơn vị đo chiều cao toàn thân, tập đo và ước lượng.

+ Vẽ kí họa dáng đứng thẳng hoặc nghiêng.

1.3. Nhận xét

+ Nhận xét về: tỉ lệ chiều cao của mẫu sau khi đo và ước lượng.

+ Tỉ lệ giữa các bộ phận và dáng người trong bài vẽ ký họa.

2. Tạo hình dáng người bằng dây thép

2.1. Tìm hiểu

Quan sát Hình 7.4 để tìm hiểu cách tạo hình dáng người bằng dây thép

2.2. Thực hành

- Quan sát Hình 7.5 để tham khảo về các dáng người được tạo hình bằng dây thép.

- Cá nhân/nhóm thực hành tạo dáng người bằng dây thép. 

2.3. Nhận xét

Các dáng người thể hiện tư thế, động tác gì? Là dáng người nam hay nữ? Trẻ em hay người trưởng thành?

3. Tạo đặc điểm nhân vật theo chủ để gia đình

3.1. Cách thực hiện

- Quan sát Hình 7.6 để nhận biết cách tạo đặc điểm cho nhân vật theo chủ đề gia đình:

 + Cách tạo khối cho nhân vật

+ Tư thế, động tác của nhân vật.

+ Chất liệu tạo trang phục của nhân vật.

- Tham khảo một số dáng người với các đặc điểm về hình dáng, trang phục ở Hình 7.7 để có thêm ý tưởng thực hiện.

3.2 Thực hành

Sử dụng dáng người tạo bằng dây thép đã hoàn thành ở hoạt động trước để thực hiện tạo đặc điểm và trang phục phù hợp cho nhân vật với chủ đề gia đình. 

3.3. Nhận xét

- Trình bày về các chất liệu dùng để tạo trang phục cho nhân vật. 

- Nêu đặc điểm của các nhân vật về hình dáng, tỉ lệ, trang phục, biểu cảm,...

4. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm

- Các nhóm sắp xếp các nhân vật để tạo thành bố cục phù hợp với câu chuyện. Có thể thêm các chi tiết thể hiện bối cảnh cho câu chuyện.

- Trưng bày sản phẩm ở các vị trí thích hợp trong lớp.

- Giới thiệu và nhận xét sản phẩm của nhóm mình/nhóm bạn

+ Cách sắp xếp bố cục của các nhân vật.

+ Tư thế, hình dáng của nhân vật có hợp lý không?

+ Nội dung câu chuyện.

+ Cách tạo hình sản phẩm.

Bài Làm:

1.1. Tìm hiểu

- Quan sát một số hình ảnh về cơ thể người ở Hình 7.1, 7.2 để nhận biết về sự thay đổi của tỉ lệ cơ thể người theo độ tuổi:

+ Tỉ lệ cơ thể người thay đổi rõ nét nhất theo độ tuổi từ lúc mới sinh đến độ tuổi trưởng thành.

+ Lấy chiều dài của đầu (Từ đỉnh đầu đến cằm) để làm đơn vị đo chiều cao toàn thân sẽ có tỉ lệ như sau:

  •  Trẻ em lọt lòng mẹ cao khoảng 3,5 đầu.
  • Trẻ em từ 1 đến 4 tuổi cao khoảng 4 đến 5 đầu.
  •  Người trưởng thành: khoảng từ 7 đến 7,5 đầu là người cao; khoảng từ 6,5 đến 7 đầu là người trung bình; khoảng 5 đầu là người lùn.

- Quan sát hình 7.3, thảo luận tìm sự khác nhau về hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ cơ thể người nam và nữ. 

+ Đặc điểm dáng người nm: vai ngang, rộng và hông nhỏ.

+ Đặc điểm dáng người nữ vai nhỏ, hông rộng, chiều cao thường thấp hơn so với nam cùng độ tuổi. 

2.1. Tìm hiểu

Quan sát Hình 7.4, cách tạo hình dáng người bằng dây thép:

  • Gấp giấy thành các phần bằng nhau theo tỉ lệ đầu người.
  • Vẽ phác dáng người đứng theo tỉ lệ của giấy gấp.
  • Dựa vào hình phác thảo để uốn hình người bằng dây thép: Gấp đôi đoạn dây thép, bắt đầu tạo hình từ phần đầu, cổ, hai tay, mình và hai chân. 

2.2. Thực hành

- Quan sát Hình 7.5, một số dáng người được tạo hình bằng dây thép: dáng chạy, cúi người, uốn dẻo, múa,...

- Cá nhân/nhóm thực hành tạo dáng người bằng dây thép theo một số dáng đã tham khảo. Lưu ý:

Chọn loại dây thép không quá cứng và không quá mềm, dài khoảng 2m để uống dáng người.

So sánh ước lượng tỉ lệ giữa các bộ phận của dáng người cho cân đối. 

3.1. Cách thực hiện

- Quan sát Hình 7.6, lưu ý một số đặc điểm trong cách tạo nhân vật theo chủ đề gia đình như sau:

  • Dựa vào dáng người bằng dây thép đã hoàn thành của hoạt động trước, dùng giấy mềm quấn vào để tạo hình khối cho dáng người.
  • Tạo hình tư thế của nhân vật cho phù hợp với câu chuyện.
  • Tạo trang phục thể hiện đặc điểm phù hợp với nhân vât.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.