3. ĐIỆN TRỞ PHỤ THUỘC ÁNH SÁNG
Luyện tập: Tìm hiểu sơ đồ và nguyên lí hoạt động của một mạch điện có cảm biến sử dụng điện trở phụ thuộc ánh sáng.
Bài Làm:
Do điện trở của LDR thay đổi theo cường độ sáng nên nó được sử dụng để làm cảm biến ánh sáng. Để chuyển tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện, ta mắc mạch điện: điện trở R0 nối tiếp với LDR, trong đó U và R0 có giá trị không đổi. Khi điện trở R của LDR thay đổi thì hiệu điện thế UAB cũng thay đổi, hiệu điện thế này được sử dụng để điều khiển mạch điện thứ hai.
Một module mạch cảm biến ánh sáng hoạt động như sau: Khi có ánh sáng từ ngoài chiếu vào bề mặt LDR, cảm biến tiếp nhận ánh sáng và cho ra giá trị 0 V hoặc 3,3 V (5 V) tương ứng với trường hợp cảm biển được đặt ngoài sáng hoặc trong tối.
Loại cảm biến sử dụng LDR cho tín hiệu ổn định và có độ chính xác cao, do đó được ứng dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày như: trong mạch dò sáng tối để đóng ngắt đèn chiếu sáng; trong mạch báo trộm (nếu quá trình nhận ánh sáng của cảm biến bị gián đoạn nghĩa là có vật thể đã lướt ngang vùng mà ta cần quan sát); trong việc điều khiển độ sáng màn hình của điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng; trong máy đo cường độ sáng;...