Thực hiện dự án “Cuộc sống an toàn”

Bài tập 7. Thực hiện dự án “Cuộc sống an toàn”

Em hãy cùng nhóm bạn trong lớp tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng, chống tai nạn cháy nổ. Sau đó thiết kế các sản phẩm tuyên truyền đã giới thiệu đến người dân ở nơi sinh sống nhằm giúp mọi người nâng cao hiểu biết, Ý thức về phòng chống tai nạn cháy, nổ và đảm bảo an toàn cuộc sống.

 

- Gợi ý: Hình thức thể hiện các sản phẩm tuyên truyền như tranh và bài viết, infographic....

Bài Làm:

Trả lời:

Trong thời gian gần đây, tình hình cháy nổ  có chiều hướng gia tăng và diễn ra hết sức phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy nổ là do sự thiếu  cảnh giác của người dân trong công tác phòng chống cháy nổ. Đặc biệt, tại các khu vực đông dân cư, các khu nhà cho thuê trọ, khu vực chợ, các nhà hàng, quán Karaoke… các cơ sở kinh doanh với nhu cầu sử dụng điện, chất đốt cao dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ do chập điện và chất đốt là rất lớn. Trong đó, cháy nổ do chập điện, sử dụng gas, chất đốt không an toàn, thiếu thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy được coi là những nguyên nhân hàng đầu.

*  Đối với các tổ dân phố

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân nêu cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa cháy nổ cũng như ý thức trách nhiệm vì cộng đồng trong hoạt động PCCC, nhất là tuyên truyền về các biện pháp phòng cháy chữa cháy trong hộ gia đình, việc sử dụng điện và việc đun nấu, thực hiện chế độ kiểm tra nguồn lửa, điện, chất cháy vào thời điểm có nguy cơ cháy cao; chú ý tuyên truyền đến toàn thể các hộ kinh doanh trên địa bàn khối.

- Chuẩn bị phương tiện phòng cháy chữa cháy và lực lượng có thể chủ động công tác PCCC tại chỗ khi có tình huống xảy ra.

* Đối với các hộ gia đình

- Mỗi gia đình chủ động trang bị các phương tiện PCCC và hướng dẫn các thành viên trong gia đình cách sử dụng đảm bảo tuyệt đối an toàn.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị điện; ngắt attomat khi xảy ra chạm chập; phối hợp với ngành điện lực kiểm tra, khắc phục ngay những sơ hở thiếu sót trong việc cung ứng, truyền tải điện trong khu vực dân cư đến các hộ tiêu thụ điện, đề phòng chập, cháy từ đường dây lan vào nhà ở…

- Đối với các hộ gia đình sử dụng bếp gas cần chú ý tắt van xả khí khi dùng xong. Khi đi ra ngoài và trước khi đi ngủ cần kiểm tra các hệ thống thiết bị trong gia đình, tắt các thiết bị điện không cần thiết, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết cần chú ý việc thắp hương thờ cúng, khoảng cách từ bát hương tới trần nhà tối thiểu là 2m, không được đốt vàng mã ở ngoài đường, gây ô nhiễm môi trường.

* Đối với cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh nhà hàng, karaoke, internet, nhà nghỉ, khách sạn:                    

- Niêm yết nội quy PCCC, tiêu lệnh chữa cháy, trang bị đầy đủ bình chữa cháy, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn tại nơi quy định; trang bị thang dây thoát nạn, dây hạ chậm, ống tụt tại ban công hoặc tầng mái của cơ sở; trang bị phương tiện phá dỡ (búa, rìu,…) đặt ở bên trong cơ sở.

- Tổ chức tuyên truyền cho nhân viên trong cơ sở về công tác phòng cháy, chữa cháy; hướng dẫn nhân viên cách sử dụng những phương tiện chữa cháy đã được trang bị và kỹ năng thoát nạn khi có cháy.

- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, triệt để tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện chữa cháy để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ  xảy ra.

 

- Khi xảy ra cháy, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy theo số 114, đồng thời tổ chức việc thoát nạn, cứu người và dùng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập tắt đám cháy.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT Công dân 8 Chân trời bài 9 Phòng ngừa tai nạn vĩ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

 

Bài tập 1. Em hãy kể tên một số loại vũ khí, chất cháy, nổ, chất độc hại mà em biết, sau đó nêu những nguy cơ tai nạn và hậu quả có thể xảy ra bằng cách hoàn thiện bảng dưới đây.

 

Vũ khí

Chất cháy, nổ

Chất độc hại

  1. Các loại

 

 

 

  1. Nguy cơ gây tai nạn

 

 

 

  1. Hậu quả có thể xảy ra

 

 

 

Xem lời giải

Bài tập 2. Em hãy cho biết những ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Hãy đánh dấu x vào ô tương ứng và giải thích tại sao

Ý kiến

Đúng

Sai

Giải thích

1.Tự do sử dụng vũ khí cần được nhà nước và pháp luật tôn trọng

 

 

 

2. Những loại đạn pháo còn sót lại trong lòng đất sau chiến tranh sẽ không thể phát nổ

 

 

 

3. Các tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại luôn gây thiệt hại to lớn về người và tài sản

 

 

 

4. Chỉ những cá nhân nào được nhà nước giao nhiệm vụ mới được sử dụng vũ khí

 

 

 

5. Súng săn không gây nguy hiểm lớn nên mọi người được phép sử dụng tự do

 

 

 

Xem lời giải

Bài tập 3. Em hãy hoàn thành bảng sau:

Xem lời giải

 Câu 1. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột được xếp vào nhóm nguy cơ gây hại nào dưới đây?

A. Vũ khí.

B. Chất độc hại.

C. Chất thải.

D. Chất nổ.

Câu 2. Dầu hỏa là chất gì?

A. Chất cháy.

B. Chất nổ

C. Chất thái.

D. Chất độc hại. 

Câu 3. Ngày Toàn dân phòng cháy, chữa cháy là ngày nào dưới đây

A. Ngày 4 tháng 10

B. Ngày 10 tháng 4, 

C. Ngày 14 tháng 4.

D. Ngày 11 tháng 10.

Câu 4. Khi có cháy, nổ xảy ra, chúng ta nên gọi số máy nào dưới đây?

A. 113.

B. 114.

C. 115.

D. 119.

Câu 5.  Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta cần tránh thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Sử dụng thuốc bảo quản thực phẩm theo đúng quy định.

B. Chuyên chở vũ khí theo sự điều động của Nhà nước

 C. Đốt pháo trong ngày Tết, ngày cưới

D. Sử dụng bếp gas để nấu ăn

Câu 6. Hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Cưa bom, đạn pháo chưa nó để lấy thuộc nó.

B. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm. 

C. Buôn bán vũ khí, súng đạn

D. Báo cháy giả.

Câu 7. Quy trình bốn bước để xử lý một vụ cháy lớn được sắp xếp theo thứ tự nào dưới dây

A. Báo động;cắt điện; gọi 114; dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ đó chữa cháy. 

B. Cắt điện; báo động; gọi 114: dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy. 

C. Bảo động; cắt điện; dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy; goi tinh 

D. Gọi 114; dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chứa chảy; báo động cắt điện.

Xem lời giải

Bài tập 5. Em hãy nêu một số biện pháp mà em biết hoặc đã thực hiện để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Nguy cơ tai nạn

Biện pháp phòng ngừa

1.Từ vũ khí

 

2. Từ chất cháy nổ

 

3. Từ chất độc hại

 

Xem lời giải

Bài tập 6. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Bạn P đang ở nhà một mình tại căn hộ tầng 27 của một chung cư 30 tầng. Bất chợt, ban P phát hiện có tiếng chuông báo cháy. Bạn P liền mở cửa nhà ra và thấy mọi người đang hỗn loạn, một người hàng xóm báo động rằng đang có cháy lớn ở tầng 22, khói đang bốc lên.

Câu hỏi:

Theo em, trong trường hợp này, bạn P cần làm gì? Vì sao?

Xem lời giải

 

Bài tập 8. Em hãy tìm hiểu về nguy cơ mất an toàn từ các chất độc hại tại nơi em sinh sống và đề xuất các biện pháp phòng tránh những nguy cơ đó. Sau đó, giới thiệu, chia sẻ với các bạn trong lớp về kết quả tìm hiểu của mình

Xem lời giải

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.