Soạn bài phong cách Hồ Chí Minh : Mục B hoạt động hình thành kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản

a) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có được vốn tri thức văn hóa nhân loại vô cùng sâu rộng? Người đã chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa đó như thế nào?

........................................................

e) Tìm dẫn chứng trong văn bản minh họa cho các giá trị nghệ thuật mà em đã xác định.

3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại

a) Phương châm về lượng

(1) Điều mà nhà triết học muốn hỏi người nông dân là gì?

............................................................

b) Phương châm về chất

(1) Truyện cười phê phán điều gì?

............................................................

4. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

a) Thế nào là một văn bản thuyết minh? Những đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh? Kể tên những phương pháp thuyết minh thường được sử dụng.

......................................................

Bài Làm:

2. Tìm hiểu văn bản

a. Người có kinh nghiệm nhiều năm tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau nên chịu nhiều ảnh hưởng từ những nét văn hóa của các nước mà người đi qua. Những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại

b. Những biểu hiện cho thấy lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Người: 

  • Nơi ở đơn sơ
  • Trang phục giản dị
  • Ăn uống đạm bạc

c. Lí giải sự kết hợp

  • Đó là sự giản dị mà không kham khổ; giản dị không có nghĩa là dè sẻn, bần tiện của Người
  • Cốt cách giản dị kết hợp lối sống mộc mạc như các vị hiền triết xưa
  • Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn khao khát được cống hiến

d. Tất cả các phương án trên đều đúng

e.  Dẫn chứng:

  • (1) Kết hợp giữa tự sự và bình luận: VD: "Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang..........cuộc đời dài" (lời kể), "Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ,...........tiết chế như vậy" (lời bình luận).
  • (2) Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu: VD:  "trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ"
  • (3) Sử dụng thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao".
  • (4) Sử dụng nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam

3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại

a) Phương châm về lượng

(1) Điều nhà triết học muốn biết là địa điểm cụ thể của nơi đó (tên đường, địa danh cụ thể).

(2) Thông tin trong câu trả lời của người nông dân không đáp ứng được mong muốn của nhà triết học.

(3) Khi giao tiếp, cần nói đúng nội dung, đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

b) Phương châm về chất

(1) Truyện cười phê phán, chế giễu những kẻ chuyên nói khoác, nói những điều vô lí, không có thực trong cuộc sổng.

(2) Khi giao tiếp, phải nói đúng sự thật, nói đúng cái tâm của mình. Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

4. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

a. 

  • Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực đời sống, có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
  • Đặc điểm:  cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội một cách khách quan, chân thực, có ích cho con người.
  • Các phương pháp thuyết minh thường dùng: Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu,  so sánh, phân loại, phân tích.

b. 

  • (1) Thuyết minh về sự kì lạ của vịnh Hạ Long
  • (2) Văn bản đã cung cấp tri thức khách quan về đối tượng.
  • (3) Phương pháp sử dụng: nêu định nghĩa, giải thích, phân loại , liệt kê,…
  • (4) Để văn bản thuyết minh được sinh động, tác giả đã vận dụng những biện pháp nghệ thuật  tưởng tượng, liên tưởng, nhân hóa

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.