C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Con chó Bấc
Viết đoạn văn thể hiện suy nghĩ của em về tình yêu thương loài vật của tác giả khi đi sâu miêu tả “tâm hồn” con chó Bấc trong đoạn trích Con chó Bấc.
2. Luyện tập phần Tiếng Việt
a) Tìm khởi ngữ trong câu sau viết lại thành câu không có khởi ngữ.
………………..
e) Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi:
3. Luyện tập viết hợp đồng
a) Chọn cách diễn đạt nào trong hai cách sau ? Tại sao ?
…………….
d) Trong các loại văn bản sau đây, văn bản nào có tính chất pháp lí?
Bài Làm:
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Con chó Bấc
Không dùng những các thông thường như nhân hóa chú chó hoặc miêu tả những biểu hiện bề nông, đơn thuần, nhà văn thông qua trí tưởng tượng cùng tình yêu thương loài vật của mình đã đi sâu vào miêu tả “tâm hồn” con chó Bấc. Qua lời của người kể chuyện, con chó Bấc dường như cũng biết suy nghĩ: “nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó". Bấc còn nằm mơ nữa: "Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ nó cùng bị nỗi lo sợ này ám ảnh". Qua những chi tiết miêu tả sinh động, tinh tế của nhà văn, người đọc như thấy được một chú chó có “tâm hồn”, tình cảm như của con người. Chú có đầy đủ những cảm xúc phong phú và phức tạp của con người: vui sướng, buồn bã, lo âu,… Quả thực, nếu không có tình yêu thương loài vật thì nhà văn sẽ không có những đoạn miêu tả tuyệt vời như thế.
2. Luyện tập phần Tiếng Việt
a, Khởi ngữ: “mắt tôi”
Viết lại: Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
b, thành phần biệt lập
(1) “Thật đấy” là thành phần tình thái, dùng để xác nhận điều được nói đến trong câu.
(2) “may” là thành phần tình thái, dùng để bộc lộc thái độ đánh giá tốt với điều được nói đến trong câu.
c,
(1) Phép lăp: ba con - ba con, giống - giống, già - già.
Phép thế: Mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy - vậy.
(2) Phép nối: Thế là.
d,
Phép lặp: Hoạ sĩ – hoạ sĩ
Phép thế: Sa Pa - đấy.
e,
(1) Câu chứa hàm ý: Nếu ngài mặc … may ngắn lại.
(2) Hàm ý của câu: Ngài phải cúi đầu thấp (luồn cúi) trước quan trên, ngài vênh mặt lên (hách dịch) với dân đen.
(3) Người nghe (ông quan lớn) hiểu dược hàm ý đó, điều này có thể nhận ra ở câu: "Quan ngầm nghĩ một hồi rồi bão: - Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu."
3. Luyện tập viết hợp đồng
a, Chọn các cách diễn đạt
(1) Cách 1
(2) Cách 2
(3) Cách 2
(4) Cách 2
Vì đây là những cách diễn đạt cụ thể, rõ ràng và sát nghĩa nhất.
b, Lập hợp đồng cho thuê xe đạp. Xem tại đây
c, Học sinh vẽ sơ đồ tư duy vào vở dựa theo những kiến thức sau:
Mục đích của hợp đồng: ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm bảo đảm thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết.
Nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
Bố cục: gồm 3 phần
- Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, địa điểm, thời gian, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết bợp đồng.
- Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
- Phần kết thúc: Chữ kí, chức vụ, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có).
Yêu cầu về hành văn, số liệu: Lời văn, số liệu của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.
d, Văn bản Hợp đồng