Soạn bài chiếc lược ngà: Mục C hoạt động luyện tập

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Chiếc lược ngà

Em hãy viết lại đoạn truyện kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu).

2. Luyện tập về thơ và truyện hiện đại

a) Điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng thống kê (vào vở) tác phẩm thơ và truyện hiện đại theo mẫu sau:

.................................................................

3. Luyện tập về Tiếng Việt

a) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

............................................................

4. Luyện tập về tập làm văn

a) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

........................................

Bài Làm:

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Chiếc lược ngà

Ngày ba đi, tôi đứng một góc, dường như chẳng ai chú ý đến sự có mặt của tôi lúc này. Tâm trí tôi lúc này rối bời, biết bao suy nghĩ đang bủa vây lấy tôi. Mấy lần mình định lao ra ôm lấy ba nhưng không dám. Đến giờ phút chuẩn bị lên đường, khoác ba lô trên vai, ánh mắt của ba hướng về phía tôi. Không thấy ba nói gì, chỉ biết mình sắp phải xa người thân yêu nhất, tôi thét lên : “B…a….ba….” rồi ôm chặt lấy ba khóc nức nở. Tôi ôm chầm lấy ba, hôn cả vết thẹo dài bên bá ba mà mấy lâu nay tôi ghét bỏ. Tôi muốn níu lấy ba không để ba đi. Hai ba con tôi cũng khóc. Mãi sau, mọi người dỗ dành mãi, mình mới cho ba đi. Tôi đâu ngờ rằng, lần gặp đó cũng là lần gặp sau cuối của tôi với ba. Dù đi xa nhưng những kí ức về ba và chiếc lược ngà sẽ đi theo tôi đến suốt cuộc đời.

2. Luyện tập về thơ và truyện hiện đại

a. Tham khảo bảng sau: Tại đây

b) Vẽ sơ đồ tư duy (vào vở) về các truyện ngắn đã học (chủ đề tác phẩm, nội dung cụ thể hóa chủ đề, đặc sắc nghệ thuật).-Học sinh tự nghiên cứu.

3. Luyện tập về Tiếng Việt

a. (1) Câu “Vô ăn cơm!” của bé Thu vi phạm phương châm lịch sự.

Sửa lại: Con mời ba vô ăn cơm!

(2) Bé Thu cố tình vi phạm phương châm lịch sự vì lúc này bé chưa nhận ra ông sáu là ba mình nên bé không muốn dùng từ “ba” để gọi ông Sáu.

b. (1) Biện pháp so sánh:" "Như anh với em, như Nam với Bắc /Như đông với tây một dải rừng liền."

=> Khẳng định giữa anh và em, giữa hai miền Nam và Bắc tuy khác nhau mà là một, giống như mây, mưa, khí trời, … của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau mà lại liền một dải núi.

(2) Các biện pháp:

  • So sánh: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé”
  • Điệp từ: “xé”
  • Nói quá: “xé cả ruột gan mọi người”

=> thể hiện tình cảm mãnh liệt của bé Thu – tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách bấy lâu nay bùng lên thật mạnh mẽ.

(3) Các biện pháp:

  • Nhân hóa: Đồng chiêm phả nắng; cánh cò dẫn gió; gió nâng tiếng hát; lưỡi hái liếm ngang.
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: "Tiếng hát chói chang"
  • Đảo trật tự từ:" Long lanh lưỡi hái"
  • Nói quá: "Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời."

=> Khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên khoáng đạt, rộng lớn, vừa toát lên niềm vui, niềm hăng say lao động của con người.

4. Luyện tập về tập làm văn

a. (1) Ngôi kể thứ nhất.

(2) Hình thức độc thoại nội tâm=> Tác dụng thể hiện được sự đồng cảm và cảm xúc của người kể chuyện - người chứng kiến cuộc gặp lại của hai cha con ông Sáu.

(3) Đoạn văn:

Ông Sáu đi chiến đấu xa nhà đã lâu, nay ông được về thăm nhà, khao khát đốt cháy lòng ông là được gặp con, được nghe con gọi tiếng "ba" để được ôm con vào lòng và sống những giây phút hạnh phúc bấy lâu ông mong đợi. Nhưng thật éo le, con bé không những không nhận ông là ba mà còn tỏ thái độ rất sợ hãi. Chính điều đó đã khiến ông hụt hẫng và đau đớn tột cùng

b. Các em tự hệ thống ôn tập lại

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.