Quan sát hình ảnh tháp Chàm ở Hình 4.1 để nhận biết đặc điểm kiến trúc của dân tộc Chăm, dựa trên những gợi ý sau:

1. Tìm hiểu một số công trình kiến trúc của dân tộc thiểu số Việt Nam

1.1. Kiến trúc Chăm

- Quan sát hình ảnh tháp Chàm ở Hình 4.1 để nhận biết đặc điểm kiến trúc của dân tộc Chăm, dựa trên những gợi ý sau:

+ Hình dáng, cấu trúc;

+  Màu sắc:

+ Chất liệu;

+ Hình thức trang trí bên ngoài tháp;

+ Hình tượng trong trang trí.

1.2. Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên

- Quan sát Hình 4.3 để nhận biết đặc điểm kiến trúc của nhà rông Tây Nguyên:

+ Hình dạng, cấu trúc của nhà rông;

+ Vật liệu tạo dựng nhà rông

+ Trang trí trên nhà rông

- Quan sát Hình 4.4 để nhận biết đặc điểm trang trí bên ngoài của nhà rông Tây Nguyên:

+ Vị trí trang trí của nhà rông;

+ Hình tượng trang trí trên nhà rông;

+ Hình trang trí trên bậc thang của nhà rông;

+ Màu sắc của hình trang trí.

Bài Làm:

1.1. Kiến trúc Chăm

- Quan sát hình ảnh tháp Chàm ở Hình 4.1, đặc điểm kiến trúc của dân tộc Chăm, đặc điểm chung nhất của tháp Chàm:

  • Kiến trúc Chăm nổi bật với các cụm tao Chàm được xây dựng bằng các loại gạch đặc biệt, có màu sắc đỏ, cam, trầm, được liên kết với nhau rất chắc chắn bằng một hợp chất có nguồn từ thực vật. Tháp Chàm thường có nguồn gốc nhiều tầng, phía trên mở rộng và thon búp như búp hoa. Các họa tiết trang trí được chạm khắc công phu ngay trên gạch xây tường, với những hình ảnh như: hoa, lá, chim, thú, vũ nữ hay các vị thần.
  • Mặt bằng tháp Chàm đa số là hình vuông, không gian bên trong chật hẹp, thường có cửa duy nhất mở về hướng đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần có cấu tạo hình vòm cuốn. Trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Tháp được xây dựng ở nhiều địa hình khác nhau: giữa đồng bằng, trong thung lũng, cạnh sống, bên bờ biển,...Nhưng tất cả đều tách biệt với khu dân cư.

1.2. Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên

- Quan sát Hình 4.3, đặc điểm kiến trúc của nhà rông Tây Nguyên:

  • Nhà rông là nơi diễn ra các sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu sổ ở Tây Nguyên, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà khách, nơi diễn ra các lễ hội tâm linh cộng đồng; nơi truyền đạt, lưu giữ cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống (cồng, chiêng, vũ khi đầu các con vật hiến sinh trong ngày lễ).
  • Nhà rông thường dài khoảng 10m, rộng khoảng 4-6m, cao khoảng 15-16m. Thường được dùng trên tám cột lớn bằng những thân cây to, thẳng, chắc. Nhà rông của người Tây Nguyên không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối, chắp đều được chặt, đẽo cẩn thận rồi dùng mây, lạt tre để buộc. Cầu thang lên nhà rông thường được đẽo 9 đến 11 bậc trên một cây gỗ.
  • Mái nhà xuôi dốc hình lưới búa rìu, dáng vẻ mạnh mẽ, thường được lợp bằng cỏ tranh hay lá. Mái nhà và cầu thang được trang trí bằng hình ảnh riêng của từng làng.
  • Bên trong ngôi nhà, các vì kèo được chạm khắc, trang trí bằng những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tín ngưỡng. Hình trang trí thường thể hiện sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên như cuộc sống của buôn làng, các sự tích, huyền thoại hay hình thú vật cách điệu.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải mĩ thuật Đan Mạch 9 bài 4: Sơ lược kiến trúc các dân tộc thiểu số Việt Nam

2. Tạo hình nhà rông

2.1. Thực hành

- Thực hành theo nhóm

- Quan sát Hình 4.3 và 4.5, lựa chọn mẫu nhà rông để tạo mô hình hoặc vẽ.

- Quan sát hình mẫu vừa chọn. Đọc lại ghi nhớ về nhà rông, thảo luận để xác định: kích thước các bộ phận nhà rông, số cột của nhà rông, kiểu dáng vị trí của cầu thang, đặc trưng hình trang trí bên ngoài.

2.2. Nhận xét

Trưng bày sản phẩm để chia sẻ và thảo luận những nội dung sau:

+ Kĩ thuật tạo dựng mô hình nhà rông

+ Hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ của mô hình

+ Họa tiết trang trí và màu sắc.

Xem lời giải

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.