Quan sát Hình 7.3, 7.4: Quan sát Hình 7.3, 7.4: Nêu triệu chứng, biện pháp phòng bệnh bạch hậu và dịch Covid19.

2. Phòng, chống dịch bệnh

Quan sát Hình 7.3, 7.4:

  • Nêu triệu chứng, biện pháp phòng bệnh bạch hậu và dịch Covid19.
  • Em sẽ hành động như thế nào để phòng, chống dịch bệnh.

Giải bài 7 Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Bài Làm:

  • Nêu triệu chứng, biện pháp phòng bệnh bạch hậu và dịch Covid19:
    • Bệnh bạch hầu:
      • Các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là gây viêm họng. Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng do các lớp tế bào bị viêm tạo ra lớp màng bám vào trong họng, khẩu cái mềm, amidan, lưỡi. Nếu không điều trị thì màng bám sẽ lan xuống vùng thanh quản gây khàn giọng, khó thở, ho ông ổng. Lớp mảng giả này sẽ làm tắc đường thở và gây tử vong. Không giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch hầu gây ra viêm họng, nóng, sốt và nguy hiểm là do độc tố của vi khuẩn. Độc tố đó sẽ theo máu và tác động lên các cơ quan chính của cơ thể, có thể gây ra viêm tim, viêm thận hoặc tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.
      • Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
        • Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), đầy đủ, đúng lịch.
        • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
        • Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
        • Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
        • Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
    • Dịch Covid-19:
      • Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.
      •  Các biện pháp dự phòng:
        • Cho người bệnh nghi ngờ đeo khẩu trang và hướng dẫn tới khu vực cách ly.
        • Bảo đảm khoảng cách giữa các người bệnh ≥ 2 mét.
        • Hướng dẫn người bệnh che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.
        • Cần đeo khẩu trang y tế nếu làm việc trong khoảng cách 2m với người bệnh.
        • Ưu tiên cách ly người bệnh nghi ngờ ở phòng riêng, hoặc sắp xếp nhóm người bệnh cùng căn nguyên trong một phòng. Nếu không xác định được căn nguyên, xếp người bệnh có chung các triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ. Phòng bệnh cần được bảo đảm thông thoáng.
        • Khi chăm sóc gần người bệnh có triệu chứng hô hấp (ho, hắt hơi) cần sử dụng dụng cụ bảo vệ mắt.
        • Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế và người bệnh phải đeo khẩu trang khi ra khỏi phòng.
  • Để phòng, chống dịch bệnh, em sẽ:
    • Thông tin, giáo dục truyền thông về phòng, chống dịch bệnh tới tất cả mọi người.
    • Tiến hành công tác vệ sinh để phòng bệnh truyền nhiễm nơi ở và nơi làm việc. 
    • Tổ chức, giám sát chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh trong gia đình em.
    • Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
    • Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế để phòng dịch. 
    • Khi bùng phát dịch, thực hiện các biện pháp cách li người, khu vực nhiễm bệnh; diệt khuẩn, khử trùng môi trường; phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân. 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 7 Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

II. PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI, DỊCH BỆNH, CHÁY NỔ

1. Phòng, chống thiên tai

Dựa vào hiểu biết của bản thân, đọc thông tin và hoàn thành bảng. 

Giải bài 7 Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ 

Xem lời giải

3. Phòng, chống cháy nổ

Quan sát Hình 7.5, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ:

  • Nêu tác hại do cháy, nổ gây ra.
  • Em hãy tìm hiểu và nêu các biện pháp phòng, chống cháy nổ ở gia đình. 

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

1. Nêu cách nhận biết và tác hại của bom, mìn.

2. Kể tên một số loại thiên tai, dịch bệnh đã xảy ra ở địa phương em. Chính quyền, gia đình và bản thân em đã làm gì khi xảy ra thiên tai hoặc dịch bệnh đó.

3. Em hãy kể về một vụ hỏa hoạn đã xảy ra. Nguyên nhân và tác hại.

4. Em hãy kể lại những việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng, chống cháy nổ. 

Xem lời giải

VẬN DỤNG

1. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều loại bom, mìn, đạn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tiềm ẩn nhiều cơ mất an toàn. Khi phát hiện các loại vũ khí đó, em sẽ làm thế nào?

2. Trong một lần trên đường đi học về bất chợt trời đổ mưa và kèm theo sấm chớp, khi đó em sẽ làm gì để bảo đảm an toàn?

3. Một hôm, bạn thân của anh trai em đến nhà chơi và ở lại ăn cơm. Mọi người vui vẻ kể với nhau rât nhiều chuyện. Khi đó, em phát hiện người bạn của anh trai mình vừa trở về từ vùng dịch nhưng không khai báo trung thực để không phải cách li. Lúc đó, em sẽ hành động như thế nào?

4. Khi phát hiện xảy ra cháy do chập điện trong gia đình, ngọn lửa bắt đầu lan sang các vật dụng khác, em sẽ xử lí như thế nào?

Xem lời giải

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập