Phân tích tác phẩm Kiến và người.

Câu 4. Phân tích tác phẩm Kiến và người.

Bài Làm:

   Trần Duy Phiên là một nhà văn nổi tiếng từ rất sớm. Những trang truyện ngắn của ông mang đậm màu sắc cá nhân và mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. Nổi bật nhất trong số đó là truyện ngắn “Kiến và người” in trong Tạp chí Đất Quảng. Tác phẩm là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.

     Khi đọc tác phẩm có lẽ điều gây ấn tượng đầu tiên trong truyện ngắn này chính là tiêu đề tác phẩm. "Kiến và người" một bên là con vật một bên là con người, một bên nhỏ bé bên kia thì to lớn, tưởng chừng như không liên quan đến nhau. Nhưng qua ngòi bút của Trần Duy Phiên thì những cái xấu đều bị đánh bại nếu như xâm lấn môi trường sinh thái. Câu chuyện được kể qua mắt nhìn của người con, từ đó thấy cách ứng xử khác nhau của "bố cháu","mẹ cháu" và "cháu" khi đàn kiến tấn công. Khi phá rừng và có căn nhà để ở, cả gia đình bị đàn kiến tấn công. Lúc nào cả gia đình cũng trong trạng thái lo lắng vì sự tấn công của đàn kiến. Người bố lúc nào cũng phải đảo quanh nhà tìm đường ra, lúc thì thở dài tìm mọi cách. Đến mức phải thốt ra "Bọn chúng buộc cả nhà ta phải chết". Chỉ vì muốn chiếm đất để ở mà cả gia đình lúc nào cũng phải khổ sở, trốn chạy đàn kiến. Đàn kiến xâm chiếm chỗ nào là cả gia đình lại lấp chỗ đấy. Chúng tấn công từng đàn gà, đàn lợn dần dần bò vào từng ngóc ngách căn nhà. Khi miêu tả sự xâm chiếm của đàn kiến, tác giả đã dùng từ ngữ chân thật, cái mạnh mẽ cái nhiều vô kể đàn kiến. Nó đối lập với trạng thái lo lắng, cái ít ỏi, càng ngày thu hẹp của gia đình. Cả gia đình chạy trốn, nhà cũng bị cháy, người mẹ thì mất. Người bố đã quá tham lam và sai lầm, đi hết từ cái sai này đến cái sai khác. 

Nếu không cố chấp xâm chiếm môi trường sống sinh thái thì hẳn con người và loài vật đã được chung sống hoà bình. Từ xa xưa con người đã luôn quan niệm: "Con người là chúa tể của muôn loài". Chính vì thế có quyền phá hủy, xâm lấn môi trường sống tự nhiên. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không quan tâm gì đến môi trường xung quanh mình. Câu chuyện như là một bức tranh hài hước khi mà những con người có tri thức, trí tuệ lại bị đánh bại trước con vật nhỏ bé của thiên nhiên. Tác giả đã rất khéo léo sáng tạo, khi vẽ ra một bức tranh tương phản giữa con người và thiên nhiên. Khi con người tác động môi trường sống tự nhiên họ sẽ phải hứng chịu bài học lớn. Trần Duy Phiên cũng có hai truyện ngắn nữa cũng viết về sự đối lập giữa con người và thiên nhiên là "Mối và người", "Nhện và người". Qua đó tác giả như muốn dùng lời văn của mình để lên án những tác động của con người đến môi trường sinh thái và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống tự nhiên.

    Một nhà văn Pháp đã từng nói: "Một nhà văn đúng nghĩa là một người biết đem con chữ của mình để phản ánh cuộc sống". Trần Duy Phiên đã làm được điều đó qua tác phẩm "Kiến và người". Tác phẩm cho thấy tài năng ngôn từ phong phú của nhà văn, cùng với đó là những mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn ngữ văn 11 chân trời bài 6 Kiến và người

Câu 1: Liệt kê các sự kiện chính trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết "Kiến và người" là một truyện ngắn.

Xem lời giải

Câu 2: Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Theo bạn, việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của tác phẩm?

Xem lời giải

Câu 3: Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,... trước cuộc tấn công của bầy kiến.

Xem lời giải

Câu 4: Phân tích ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.

Xem lời giải

Câu 5: Nhận xét vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người. 

Xem lời giải

Câu 6: Truyện đã mang lại thay đổi gì trong nhận thức của bạn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Kiến và người

Xem lời giải

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Kiến và người.

Xem lời giải

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Kiến và người.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Để học tốt Soạn ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập Soạn ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.