Phân tích đặc điểm cấu tạo của tim phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm.

Câu 1.140: Phân tích đặc điểm cấu tạo của tim phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm.

Bài Làm:

Chức năng của tim là co dãn theo chu kì giúp bơm máu vào động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim, nhờ đó máu được tuần hoàn khắp cơ thể. Các đặc điểm cấu tạo tim phù hợp với chức năng:

- Tim có hệ dẫn truyền tim tạo tính tự động trong hoạt động co dãn theo chu kì của tim.

- Độ dày thành cơ tim phù hợp với chức năng bơm máu của mỗi buồng tim. Thành cơ tim tâm thất dày hơn tâm nhĩ, thành cơ tim bên trái dày hơn bên phải. Điều này có ý nghĩa: Khi mỗi buồng tim co sẽ tạo áp lực để bơm máu đi với quãng đường phù hợp với chức năng của mỗi buồng tim. Ví dụ: Thành cơ tim tâm nhĩ mỏng phù hợp với lực co đủ để bơm máu xuống tâm thất. Thành cơ tim tâm thất trái dày hơn tâm thất phải phù hợp với việc tạo áp lực lớn để bơm máu đi khắp cơ thể trong vòng tuần hoàn hệ thống.

- Tim có các van tim, giúp máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và lên động mạch.

- Tim được điều hoà bởi cơ chế thần kinh và thể dịch, giúp thay đổi hoạt động phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT Sinh học 11 Cánh diều bài 8 Hệ tuần hoàn ở động vật

Câu 1.86: Khẳng định nào dưới đây về chức năng của hệ tuần hoàn ở động vật là đúng và đủ?

A. Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng lấy từ hệ tiêu hoá đến các tế bào của cơ thể và vận chuyển chất thải từ tế bào đến thận để thải ra ngoài.

B. Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển O2 đến các tế bào của cơ thể và vận chuyển CO2 từ tế bào đến các phổi rồi thải ra ngoài.

C. Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển các chất cần thiết đến các tế bào của cơ thể và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài.

D. Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển các chất cần thiết tạo ra từ các tuyến của cơ thể đến các tế bào và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài.

Xem lời giải

Câu 1.87: Ghép tên động vật với dạng hệ tuần hoàn tương ứng.

Tên động vật

 

Dạng hệ tuần hoàn

(a) Giun đất, bạch tuộc

(b) Động vật đa bào bậc thấp

(c) Nhện, ốc

(d) Ếch, chim

(1) Hệ tuần hoàn hở

(2) Hệ tuần hoàn đơn

(3) Trao đổi trực tiếp với môi trường

(4) Hệ tuần hoàn kép

Xem lời giải

Câu 1.88: Tim của những loài động vật nào sau đây có 4 ngăn?

(1) Cá              (2) Ếch              (3) Cá sấu                (4) Rùa              (5) Gà             (6) Mèo

A. (1), (3) và (5).                                                       B. (2), (4) và (6).

C. (4), (5) và (6).                                                       D. (3), (5) và (6).

Xem lời giải

Câu 1.89: Khẳng định nào dưới đây về chiều di chuyển của máu trong các buồng tim ở chim và thú là đúng?

A. Máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ phải, từ tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái; máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái; máu từ tâm thất phải lên động mạch phổi, từ tâm thất trái lên động mạch chủ.

B. Máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ trái, từ tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ phải; máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái; máu từ tâm thất phải lên động mạch phổi, từ tâm thất trái lên động mạch chủ.

C. Máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ phải, từ tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái; máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất trái, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất phải; máu từ tâm thất phải lên động mạch phổi, từ tâm thất trái lên động mạch chủ.

D. Máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ phải, từ tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái; máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái; máu từ tâm thất phải lên động mạch chủ, từ tâm thất trái lên động mạch phổi.

Xem lời giải

Câu 1.90: Ghép tên van tim với vị trí tương ứng.

Tên van tim

 

Vị trí

(a) Van ba lá

(b) Van hai lá

(c) Van động mạch chủ

(d) Van động mạch phổi

(1) Giữa tâm thất trái và động mạch chủ

(2) Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái

(3) Giữa tâm thất phải và động mạch phổi

(4) Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải

Xem lời giải

Câu 1.91: Khẳng định nào dưới đây về đặc điểm hoạt động trong chu kì của tim người trưởng thành là không đúng?

A. Nút xoang nhĩ phát xung thần kinh với nhịp khoảng 0,8 s/lần, xung thần kinh từ nút xoang nhĩ truyền xuống tâm nhĩ làm tâm nhĩ co.

B. Tâm nhĩ co 0,1 s và dãn 0,7 s. Kết thúc pha tâm nhĩ co, tâm thất co 0,3 s và dãn 0,5 s.

C. Tâm thất co là do xung thần kinh từ nút nhĩ thất (nhận xung từ nút xoang nhĩ) truyền qua bó His, các sợi Purkinje và xuống cơ tâm thất.

D. Khi tâm nhĩ co, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; khi tâm thất co, máu từ tâm thất lên tâm nhĩ.

Xem lời giải

Câu 1.92: Khẳng định nào dưới đây về đặc điểm của hệ mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch) là đúng?

A. Độ dày thành mạch lớn nhất ở động mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch.

B. Tổng diện tích cắt ngang lớn nhất ở mao mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch.

C. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch.

D. Vận tốc dòng máu thấp nhất ở mao mạch, cao nhất ở tĩnh mạch.

Xem lời giải

Câu 1.93: Khẳng định nào dưới đây về đặc điểm của hệ mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch) là không đúng?

A. Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu, lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hoà lượng máu đến cơ quan.

B. Thành mao mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc) giúp thực hiện quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào.

C.Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu.

D. Tất cả các tĩnh mạch đều có van tĩnh mạch giúp máu chảy một chiều về tim.

Xem lời giải

Câu 1.94: Khẳng định nào dưới đây về cơ chế thần kinh điều hoà hoạt động tim mạch là đúng?

A. Thần kinh đối giao cảm kích thích nút xoang nhĩ tăng cường phát xung làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, gây co một số động mạch, tĩnh mạch.

B. Thần kinh giao cảm làm giảm nhịp tim, giảm lực co tim, gây dãn một số động mạch.

C. Thụ thể hoá học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) tiếp nhận kích thích hàm lượng O2 trong máu giảm, hàm lượng CO2 trong máu tăng, pH máu giảm làm tăng huyết áp, tăng lượng máu cung cấp đến cơ quan.

D. Thụ thể áp lực ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) tiếp nhận kích thích làm thay đổi vận tốc máu.

Xem lời giải

Câu 1.95: Khẳng định nào dưới đây về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe là không đúng?

A. Ethanol trong rượu, bia gây kích thích hoạt động thần kinh dẫn đến tăng cường khả năng kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể, gây nôn, dễ nổi nóng.

B. Rượu, bia có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày.

C. Phần lớn ethanol trong rượu, bia được phân huỷ ở gan, tuy nhiên, sản phẩm phân huỷ có thể gây độc tế bào gan và dẫn đến viêm gan, xơ gan.

D. Nồng độ cao ethanol gây ảnh hưởng xấu đến lớp cơ thành mạch máu và cơ tim.

Xem lời giải

Câu 1.96: Khẳng định nào dưới đây về thứ tự các bước thực hiện trong thực hành đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử bắp tay là đúng?

(1) Ấn nút khởi động đo trên máy đo huyết áp.

(2) Quấn túi khí vừa đủ chặt quanh bắp tay người được đo.

(3) Đọc kết quả giá trị huyết áp tối đa, giá trị huyết áp tối thiểu và nhịp tim hiển thị trên màn hình.

(4) Người được đo ngồi ở tư thế thoải mái, để tay lên bàn.

A. (1) → (2) → (3) → (4).                                        B. (1) → (3) → (4) → (2).

C. (4) → (2) → (1) → (3).                                        D. (4) → (1) → (2) → (3).

Xem lời giải

Câu 1.97: Khẳng định nào dưới đây về thứ tự các bước thực hiện trong thực hành chứng minh tính tự động của tim trên ếch (nhái) là đúng?

(1) Mổ lộ tim ếch, cắt bỏ màng bao tim ếch.

(2) Huỷ tuỷ sống ếch.

(3) Dùng sợi chỉ thắt nút ngăn cách giữa tâm nhĩ và tâm thất.

(4) Dùng sợi chỉ thắt nút ngăn cách giữa xoang tĩnh mạch với tim.

A. (1) → (2) → (3) → (4).                                        B. (2) → (1) → (3) → (4).

C. (2) → (1) → (4) → (3).                                        D. (1) → (4) → (3) → (2).

Xem lời giải

Câu 1.137: Vì sao từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín là một xu hướng tiến hoá?

Xem lời giải

Câu 1.138: Mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn của cá (xuất phát từ tim) và giải thích vì sao hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn.

Xem lời giải

Câu 1.139: Mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn của thú (xuất phát từ tim) và giải thích vì sao hệ tuần hoàn của thú gọi là hệ tuần hoàn kép.

Xem lời giải

Câu 1.141: Trình bày hoạt động của hệ dẫn truyền tim và quá trình vận chuyển máu trong buồng tim ở một chu kì hoạt động của tim động vật có vú.

Xem lời giải

Câu 1.142: Vẽ sơ đồ giải thích cơ chế điều hoà tim mạch khi hoạt động thể lực mạnh.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT sinh học 11 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT sinh học 11 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.