Nói về một ngày hội em đã được chứng kiến.

1) Nói về một ngày hội em đã được chứng kiến.

2) Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến.

Bài Làm:

1) Nói về một ngày hội em đã được chứng kiến.

Đô vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu vật thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng, trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai, người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

2) Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến.

Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà, … Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 4 Độc đáo lễ hội đèn Trung thu

KHỞI ĐỘNG

1) Giải các câu đố sau:

2) Thi kể tên các loại đèn trung thu

Xem lời giải

KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

1) Đọc và trả lời câu hỏi:

1. Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên Quang thay đổi như thế nào?

2. Từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thư?

3. Các loại đèn có trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang có gì đặc biệt?

4. Vì sao người dân Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu?

5. Nói về một loại đèn Trung thu em thích.

2) Viết 1 - 2 câu văn hoặc sáng tác 2 - 4 dòng thơ ngắn về một loại đèn Trung thu mà em thích.

Xem lời giải

1) Nghe kể chuyện.

2) Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.

 

3) Kể lại toàn bộ câu chuyện.

4) Kể lại đoạn truyện thứ tư, thêm vào cảm xúc của các em nhỏ khi nhận được quà của ông già mùa đông và cô bé tuyết theo gợi ý:

Xem lời giải

VẬN DỤNG

Chơi trò chơi Đèn Trung thu khổng lồ:

  •  Chọn một yêu cầu ghi trên Đèn Trung thu khổng lồ.

  • Thực hiện yêu cầu đã chọn.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 3 tập 2 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 3 tập 2 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 3 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 3 | Để học tốt Lớp 3 | Giải bài tập Lớp 3

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 3, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 3 giúp bạn học tốt hơn.