Giáo án công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Giáo án giáo dục công nghệ 6 sách mới chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên ConKec và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

Ngày soạn: …./…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ KIẾM TRA (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Trình bày được tóm tắt những kiến thức đã học về nhà ở như: nhà ở đối với đời sống con người, xây dựng nhà, sử dụng năng lượng trong ngôi nhà, ngôi nhà thông minh,

- Vận dụng những kiến thức đã học chung quanh chủ đề vẻ nhà ở vào thực tiễn.

  1. Năng lực
  2. a) Năng lực công nghệ

- Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu thêm về nhà ở.

- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, để xuất giải pháp giải quyết vấn để.

  1. b) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực học tập và tham gia các công việc tại gia đình; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về nhà ở, sử dụng năng lượng trong gia đình để giải quyết những vấn đề trong các hoạt động thường ngày tại gia đình;

- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học,

thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về nhà ở vào đời sống hằng ngày;

- Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- Các tranh ảnh về nhà ở

- Mô hình về nhà ở.

  1. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG DẪN NHẬP)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: HS xem video dẫn nhập về ngôi nhà thông minh và trả lời các câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu video về nhà ở và khái quát lại kiến thức

- HS xem video, tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân về nhà ở.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  3. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
  4. Nội dung:

Mỗi liên kết giữa các kiến thức của Chương 1:

+ Vai trò và đặc điểm chung của nhà ở, một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

+ Vật liệu xây dựng nhà, quy trình xây dựng nhà;

+ Một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả;

+ Đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

- Sân phẩm: sơ đồ khối hệ thông hoá các kiến thức, kĩ năng của Chương 1.

  1. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức khái quát về nhà ở, xây dựng nhà ở và ngôi nhà thông minh bằng sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

Sơ đồ hóa.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS về nhà:

  1. Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người?
  2. Hãy kể những kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
  3. Ngôi nhà gia đình em đang ở được xây dựng từ vật liệu gì? Hãy mô tả cách bố trí các khu vực bên trong nhà.
  4. Quy trình xây dựng nhà ở có mấy bước? Mỗi bước bao gồm những công việc gì?
  5. Vì sao chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm năng lượng?
  6. Nêu một số biện pháp có thể thực hiện để tiết kiệm năng lượng điện và năng lượng chất đốt trong gia đình.
  7. Hãy kể các biện pháp tiết kiệm năng lượng mà gia đình em đã thực hiện.
  8. Ngôi nhà thông minh có đặc điểm gì? Hãy mô tả những tiện ích mà em mong muốn ngôi nhà của em có được.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và ôn tập kiểm tra.

- GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học, đánh giá kết quả học tập trong tiết học.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

 

Ngày soạn: …./…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 2: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

BÀI 4: THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Kể được tên một số nhóm thực phẩm chính; nêu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm chính đối với sức khoẻ con người, yêu cầu của chế độ dinh dưỡng hợp lí;

- Xây dựng được bữa ăn dinh dưỡng hợp lí, ước tính được chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình,

- Hình thành thói quen ăn uống khoa học để giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh.

  1. Năng lực
  2. a) Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: nhận biết được chức năng của từng nhóm thực phẩm chủ yếu đối với cơ thể con người, chế độ dinh dưỡng hợp lí và các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí,

- Giao tiếp công nghệ: sử dụng được thuật ngữ về các nhóm thực phẩm, thuật ngữ mô tả món ăn để trình bày về bữa ăn thường ngày của gia đình và chế độ dinh dưỡng hợp lí;

- Sử dụng công nghệ: sử dụng các món ăn từ thực phẩm giàu dinh dưỡng để phối hợp thành bữa ăn dinh dưỡng hợp lí;

- Đánh giá công nghệ: nhận xét, đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của từng nhóm người

khác nhau; nhận xét, đánh giá bữa ăn đinh dưỡng hợp lí;

- Thiết kế công nghệ: đề xuất bữa ăn dinh dưỡng hợp lí cho gia đình.

  1. b) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sông; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vân đề trong tình huống mới;

- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học; thực hiện có trách nhiệm các phân việc của cá nhân và phôi hợp tôt với các thành viên trong nhóm;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề về dinh dưỡng hợp lí, đề xuất được giải pháp cho bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.

  1. Phẩm chất

- Nhân ái: yêu quý, quan tâm đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình;

- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập; y thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày;

- Trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân; ý thức rèn luyện, chăm sóc sức khoẻ bản thân;

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- Tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính

- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính. Nghiên cứu tài liệu về các loại thực phẩm giàu chât dinh dưỡng, khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về chế độ đỉnh đưỡng hợp lí;

- Hình ảnh thực phẩm trong từng nhóm, các món ăn thường ngày trong gia đình, trẻ em với nhiều thể trạng khác nhau;

- Tìm hiểu đơn giá của một số loại thực phẩm thông dụng.

  1. Đối với học sinh:
  • Đọc trước bài học trong SHS
  • Tìm hiểu các món ăn thường ngày của gia đình và những loại thực phẩm thường dùng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về các nhóm thực phẩm và chức năng của

chúng đôi với cơ thể.

  1. Nội dung: Tại sao hằng ngày ta phải sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau?
  2. Sản phẩm học tập: nhu cầu tìm hiểu về các nhóm thực phẩm và chức năng đối với cơ thể.
  3. Tổ chức thực hiện:

- GV têu tình huông trong SHS và đặt câu hỏi: Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một món mình ưa thích (ví dụ: trứng) thì có được không? Tại sao chúng ta cân sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau?

- HS nêu ý kiến cá nhân và phân tích.

- GV đặt vấn đề: Vấn đề thực phẩm và dinh dưỡng là vấn đề thiết thực hằng ngày, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của tất cả mọi người. Trong chương trình môn Khoa học ở cấp Tiểu học, HS đã được học về các chất dinh dưỡng chủ yếu và vai trò của chúng đôi với cơ thể. Do đó, nội dung bài học nhắc lại một cách khái quát về chức năng dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm và chú trọng mở rộng những kiến thức cơ bản mà HS đã học vào tình huống thực tiễn: Các chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm, trong từng món ăn cụ thể. Để tìm hiểu kĩ hơn về thực phẩm và dinh dưỡng, chúng ta cùng đến với bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm

  1. Mục tiêu: giới thiệu các nhóm thực phẩm chính và chức năng của mỗi nhóm.
  2. Nội dung: các nhóm thực phẩm và tác động của mỗi nhóm đối với cơ thể.
  3. Sản phẩm học tập: chức năng của các nhóm thực phẩm chính đối với cơ thể
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề: Trong tự nhiên, mỗi loại thực phẩm đều chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.

- GV cho HS quan sát hình ảnh các nhóm thực phẩm ở H4.1 và thực hiện các yêu cầu trong SHS.

+ GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở cập Tiểu học, kết hợp cùng quan sát hình ảnh đề phát biều được chức năng của từng nhóm thực phẩm.

+ GV đặt vấn đề: Nếu chỉ ăn thực phẩm của một trong 4 nhóm trên theo y thích thì sẽ ảnh hưởng như đến cơ thể như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ GV kết luận

I. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm

- Có 4 nhóm thực phẩm chính:

+ Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (protein): có vai trò xây đựng, tạo ra các tê bào mới để thay thế những tế bào già chết đi, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, chất đạm còn góp phần cung câp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

+ Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (glucid): là nguôn cung cấp năng lượng chủ yêu cho mọi hoạt động của cơ thể.

+ Nhóm thực phẩm giàu chất béo (lipiđ): góp phân cung cấp năng lượng, giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hoá một số vitamin cần thiết.

+ Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng (minerals) và vitamin: tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh đề chống lại bệnh tật.

Hoạt động 2: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

  1. Mục tiêu: giúp HS hiểu được ý nghĩa của các chất dinh dưỡng đối với sức khoẻ con người.
  2. Nội dung: các tình trạng cơ thể khi đầy đủ, thừa và thiếu dinh dưỡng.
  3. Sản phẩm học tập: ý nghĩa của các chất dinh dưỡng đối với sức khoẻ con người.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Để biết được ý nghĩa dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm đối với sức khoẻ con

người, chúng ta phải xem xét nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

+ GV yêu cầu HS phân tích Hình 4.2 để trả lời câu hỏi trong SHS.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

·        Hình 4.2a: trẻ có thể trạng suy dinh dưỡng; biểu hiện qua thân hình gầy yếu, khẳng khiu, lộ rõ xương, nét mặt mệt mỏi.

·        Hình 4.2b: trẻ có thể trạng béo phì; thể hiện qua hình ảnh cơ thể béo phệ, sử dụng nhiều thực phẩm ngọt, rán.

·        Hình 4.2c: trẻ có thể trạng khoẻ mạnh, cân đối; biểu hiện qua vẻ ngoài tươi tắn, sức sống dồi dào, tràn đầy sinh lực.

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ Gv kết luận: thiếu hay thừa chât dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến cơ thể.

II. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

- Thiếu hoặc thừa chật dinh dưỡng đều gây ra tác hại đối với cơ thể.

- Nếu ăn uống thiếu chất thì cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển.

- Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng sẽ có sức đề kháng yếu, dễ nhiễm bệnh và trí tuệ kém phát triển.

- Nếu ăn uống quá thừa so với nhu cầu cơ thể, kèm theo thói quen ít vận động thì các chât đạm và đường, bột sẽ tích luỹ trong cơ thể đưới dạng mỡ khiến cơ thể béo phì, vận động khó khăn, chậm chạp và dễ mắc một số bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,...

Hoạt động 3: Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

  1. Mục tiêu: giúp HS nhận biết yêu cầu của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.
  2. Nội dung: các yếu tố cấu thành bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
  3. Sản phẩm học tập: các yêu cầu của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS phân tích bữa ăn đỉnh đưỡng hợp lí ở Hình 4.3 và thực hiện yêu cầu

trong SHS. GV hướng dẫn các nhóm HS phân tích từng loại món ăn có trong bữa ăn

(canh, xào, kho,...).

- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về các nhóm thực phẩm chính đã học đề phân tích: Trong mỗi món ăn đã sử dụng những thực phẩm thuộc nhóm nào? Loại thực phẩm nào có số lượng nhiều nhất?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

- GV tổng kết những nhóm thực phẩm đã được sử dụng trong bữa ăn. Trong đó, nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng được sử dụng với lượng nhiều nhật. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm và chất đường, bột được sử dụng với lượng vừa phải. Nhóm thực phẩm giàu chất béo được sử dụng với lượng ít nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

III. Chế độ ăn uống khoa học

1. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

- Chế độ ăn uống khoa học trước hết cần có bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.

- Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí phải có sự phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm chính với tỉ lệ thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.

- Ngoài cơm trắng, bữa ăn dinh dưỡng hợp lí nên có đầy đủ các loại món ăn chính, gồm: món canh, món xào hoặc luộc, món mặn (rán hoặc kho, rang,... ).

Hoạt động 4: Phân chia số bữa ăn hợp lí

  1. Mục tiêu: giới thiệu cách phân chia số bữa ăn hợp lí
  2. Nội dung: thời gian phân chia giữa các bữa ăn hợp lí
  3. Sản phẩm học tập: cách phân chia số bữa ăn trong ngày
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV yêu cầu HS phân tích sự phân chia khoảng cách giữa các bữa ăn của gia đình

được minh hoạ ở H 4.4 trong SHS.

+ GV yêu cầu HS trình bày ý kiến cá nhân vẻ số bữa ăn trong 1 ngày, khoảng cách

thời gian giữa 2 bữa ăn kế tiếp nhau.

+ GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học ở cấp Tiểu học về hoạt động tiêu hoá của cơ thể.

+ GV đặt vấn đề: Thời gian đề tiêu hoá hết thức ăn là khoảng 4 giờ. Vậy các bữa ăn

chính cách nhau tôi thiểu bao nhiêu giờ là hợp lí?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

GV giải thích cho HS hiểu: Nếu 2 bữa ăn cách nhau quá xa sẽ khiến cơ thể bị đói, gây hại cho dạ dày. Tương tự, nêu 2 bữa ăn cách nhau quá gần thì dạ dày chưa tiêu hoá kịp thức ăn của bữa ăn trước đó, cũng gây hại cho sức khoẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV trình bày thêm về các bữa ăn phụ, bữa ăn xế để phù hợp với thời gian học tập

của HS trong thực tế.

III. Chế độ ăn uống khoa học

2. Phân chia số bữa ăn hợp lí

- Ăn đúng bữa phân chia số bữa ăn trong ngày hợp lí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiểu hoá thức ăn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. - Nếu các bữa ăn quá gần nhau hoặc quá xa nhau khiến dạ dày hoạt động không điều đó, gây hại cho sức khoẻ

- Ngoài việc ăn đúng bữa, còn phải ăn đúng cách: cần tập trung nhai kĩ, không nên đọc sách, xen TV hay làm việc trong khi ăn uống.

Hoạt động 5: Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

  1. Mục tiêu: ôn lại kiến thức về các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
  2. Nội dung:

+ Có đủ 3 loại món ăn chính;

+ Có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm thực phẩm chính;

+ Các thực phẩm thuộc 4 nhóm chính có tỉ lệ thích hợp.

  1. Sản phẩm học tập: các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV yêu câu HS nhắc lại các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.

+ GV yêu câu HS nhắc lại các nhóm thực phẩm chính, kể tên các loại thực phẩm

trong mỗi nhóm thực phẩm chính. GV lưu ý HS có thể thay đối thực phẩm trong cùng một nhóm đề bữa ăn trở nên phong phú mà vẫn đảm bảo đạt yêu cầu về các chất dinh dưỡng.

+ GV yêu cầu HS kể các món ăn chính trong bữa cơm gia đình, những món ăn kèm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

+ GV minh hoạ một số hình ảnh về các bữa ăn dinh dưỡng hợp li.

+ GV giải thích: Để bữa ăn được ngon miệng thì trong các món ăn nên sử dụng

những loại thực phẩm khác nhau, có mùi vị khác nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV kết luận: Bữa ăn dinh đưỡng hợp lí phải có đủ 3 loại món ăn chính với sự phối hợp thực phẩm từ 4 nhóm thực phẩm chính.

IV. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng, hợp lí

1. Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

- Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí có đầy đủ các yếu tố sau:

+ Có đầy đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chính

+ Các thực phẩm thuộc 4 nhóm chính có tỉ lệ thích hợp

·        Nhiều thực phẩm cung cấp vitamin và chất khoáng

·        Lượng đủ và vừa đủ các thực phẩm cung cấp chất đường, bột, chất đạm

·        Ít cung cấp thực phẩm chất béo

+ Nên có đủ 3 món chính: món nấu, món xào, món luộc hoặc món mặn. Ngoài ra, có thêm món ăn phụ hoặc ăn kèm như rau sống, dưa chuột,...

Hoạt động 6: Chi phí của bữa ăn

  1. Mục tiêu: hướng dẫn cách tính chi phí cho một bữa ăn.
  2. Nội dung: các công thức tính chi phí cho một món ăn, một bữa ăn.
  3. Sản phẩm học tập: cách tính chi phí cho bữa ăn.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV giải thích: Đề tính chi phí của cả bữa ăn thì phải tính chi phí cho từng món ăn,

phải biết đơn giá và số lượng cần dùng của từng nguyên liệu trong món ăn.

+ GV hướng dẫn HS nêu được cách tính chi phí cho một món ăn, chi phí cho một bữa ăn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV Kết lận: Đề tính chi phí của bữa ăn, ta phải tính được chi phí cho mỗi món ăn. Chi

phí cho mỗi món ăn là tổng số tiền mua các loại thực phẩm đề chế biến món ăn đó.

IV. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng, hợp lí

2. Chi phí của bữa ăn

- Chi phí cho mỗi loại thực phẩm cần dùng = đơn giá x số lượng cần dùng

- Chi phí cho mỗi món ăn = chi phí thực phẩm thứ nhất + chi phí thực phẩm thứ hai + ...

- Chi phí cho bữa ăn = chi phí món ăn thứ nhất + chi phí món ăn thứ hai + ...

 

Xem thêm các bài Giáo án công nghệ 6, hay khác:

Bộ Giáo án công nghệ 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ