Thực hành tạo dây điều khiển rối theo thứ tự các bước:

3. Tạo dây điều khiển rối và mô hình sân khấu biểu diễn rối

3.1. Tạo dây điều khiển rối

- Quan sát Hình 33.5 để nắm được hình thức nối dây điều khiển từ các bộ phận của rối tới thanh điều khiển.

- Thực hành tạo dây điều khiển rối theo thứ tự các bước.

- Thử điều khiển rối để điều chỉnh độ dài của dây điều khiển tới đầu, tay, chân và lưng rối cho phù hợp.

3.2. Tạo mô hình sân khấu biểu diễn rối

- Quan sát Hình 3.6, 3.7, thảo luận về hình thức và chất liệu thể hiện sân khấu biểu diễn tác phẩm rối.

- Thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ, tạo mô hình sân khấu biểu diễn cho các con rối theo các bước.

Bài Làm:

3.1. Tạo dây điều khiển rối

- Thực hành tạo dây điều khiển rối theo thứ tự các bước:

  • Gắn hai thanh gỗ với nhau thành hình chữ thập để tạo thanh điều khiển rối
  • Nối đầu rối với vị trí giao nhau của thanh điều khiển
  • Nối hai chân rối với hai đầu thanh điều khiển ngang
  • Nối hai cổ tay rối với đầu phía trươc của thanh điều khiển
  • Nối lưng rối với đầu phía sau của thanh điều khiển. 

3.2. Tạo mô hình sân khấu biểu diễn rối

- Tạo mô hình sân khấu biểu diễn cho các con rối theo các bước sau:

  • Xác định kích thước sân khấu biểu diễn phù hợp với câu chuyện của tiểu phẩm rối.
  • Vẽ trang trí phông sân khấu
  • Tạo các đồ vật liên quan đến nội dung tiểu phẩm
  • Sắp xếp ác đồ vật tạo bối cảnh câu chuyện trong tiểu phẩm

Lưu ý:

  • Có thể sử dụng vỏ hộp hay thùng các tông lớn làm khung sân cho tiểu phẩm
  • Khi vẽ trang trí phông và tạo các đồ vật, chi tiết thể hiện bối cảnh, cần chọn hình ảnh đặc trưng thể hiện được nội dung chính của tiểu phẩm

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải mĩ thuật Đan Mạch 9 bài 3 : Tạo hình con rối và sân khấu biểu diễn rối

1. Tạo hình rối dây

1.1. Tìm hiểu

- Quan sát Hình 3.1 để nhận biết hình thức làm con rối dây

- Quan sát Hình 3.2 để tham khảo thêm về một số hình thức con rối khác.

1.2. Thực hành

Thực hành tạo con rối dây theo các bước sau:

- Tạo các bộ phận của con rối:

+ Sử dụng khối hộp chữ nhật, khối trụ làm thân rối.

+ Sử dụng khối cầu, khối trụ lăng,...làm đầu rối.

+ Sử dụng ống trúc, vỏ bút hay cuộn giấy thành ống làm cánh tay, ống chân con rối.

+ Tạo ngón tay bằng dây nhỏ, dây théo, dây điện bỏ đi hay vật liệu tương tự.

+ Tìm vật liệu hình chữ nhật hay hình tương tự làm con rối.

- Liên kết các bộ phận thành con rối

+ Dùng dây mềm đính vào thân rối ở các vị trí cổ, tay, chân của rối

+ Luồn dây qua ống vật liệu làm cổ, tay, chân rối tạo liên kết các bộ phận cho rối

+ Đính vật liệu làm đầu, bàn tay, bàn chân rối vào đầu dây ở cổ, tay, chân rối.

Xem lời giải

2. Tạo đặc điểm và thiêt kế trang phục rối

2.1. Xây dựng câu chuyện và đặc điểm nhân vật

- Thảo luận nhóm để xây dựng tiểu phẩm cho những con rối.

- Thảo luận nhóm để thống nhất xây dựng đặc điểm nhân vật theo nội dung tiểu phẩm.

2.2. Thực hành

- Quan sát Hình 3.3, 3.4 để hình dung ra cách tạo biểu cảm khuôn mặt và thiết kế trang phục cho rối.

- Thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tạo đặc điểm, tính cách cho từng nhân vật rối trong tiểu phẩm. 

Xem lời giải

4. Trình diễn tiểu phẩm rối

4.1. Chuẩn bị

+ Thảo luận và lên kế hoạch diễn tiểu phẩm rối.

+ Phân công vai diễn và điều khiển nhân vật, học lời thoại, dẫn chuyện,...

+ Luyện tập diễn tiểu phẩm để rút kinh nghiệm cho buổi trình diễn.

4.2. Trình diễn tiểu phẩm

- Hỗ trợ, hợp tác và giúp đỡ nhau trình diễn tiểu phẩm.

- Lắng nghe khi nhóm bạn trình diễn tiểu phẩm và cổ vũ động viên các nhóm biểu diễn. 

Xem lời giải

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.