Nêu các dấu hiệu nhận biết những loại sâu, bệnh hại thường gặp trên cây hoa hồng và những biện pháp phòng trừ mang lại hiệu quả cao.
Bài Làm:
STT |
Tên sâu bệnh |
Biểu hiện |
Biện pháp |
1 |
Bệnh phấn trắng |
Trên lá, cành non có phủ một lớp màu trắng. |
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất azoxystrobin, difenoconazole |
2 |
Bệnh đốm đen |
Xuất hiện đốm đen, lá khô và rụng dần. |
Dùng hỗn hợp dịch tỏi, ớt, xả để phun. |
3 |
Bệnh khô cành |
Trên cành có các đốm màu tím hoặc màu đỏ, rồi lan rộng. |
Cắt cành khô, phun thuốc bảo vệ thực vật. |
4 |
Bệnh gỉ sắt |
Trên lá xuất hiện các đốm vàng nhạt, sau đó lan rộng thành đốm có kích thước, hình dạng khác. |
Vào mùa thu thì hái lá bị bệnh đốt đi. Vào mùa xuân: phun thuốc Boocđô 1% |
5 |
Rệp sáp |
Loại này hút nhựa cây, cây bị phủ một lớp bột trắng. |
Cắt bỏ lá bị hại, phun thuốc có hoạt chất fenitrothion |
6 |
Rệp ống |
Loại này hút nhựa, làm khô cây |
Tỉa cành, cắt bỏ cành có trứng rệp, bảo vệ các loài thiên địch như ruồi ăn rệp, bọ rùa. |
7 |
Nhện đỏ và bọ trĩ |
Nhện tụ tập ở mặt sau của lá, làm cho lá có đốm vàng và rụng. Bọ trĩ làm cho hoa héo. |
Bắt giết và phun thuốc hóa học có hoạt chất imidacloprid. |