Trao đổi với người thân hoặc tìm thông tin để giải thích: Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long lại có phương châm "sống chung với lũ"

2. Trao đổi với người thân hoặc tìm thông tin để giải thích: Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long lại có phương châm "sống chung với lũ"

Bài Làm:

Lũ ở đồng Bằng sông Cửu Long: Lên chậm, từ từ. Lũ lên từ từ và phân bố ở tất cả toàn đồng bằng chứ không tập trung ở vùng ngoài đê như ở Đồng bằng sông Hồng. Đây chính là cơ hội để người dân nơi đây phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của người dân. Cụ thể là:

Lũ ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long giúp người dân tận dụng nguồn phù sa mà lũ mang lại để canh tác cây trồng đặc biệt là lúa và cây hoa màu. Để bảo vệ độ màu mỡ cho đất, 1 số khu vực có chủ trương xả lũ trong mùa lũ để cải tạo đất và lấy phù sa cho vùng đê bao khép kín.
Ngoài ra, lũ của vùng còn giúp khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ lũ. Lũ mang theo nhiều loài thuỷ sản như tôm, cá; đây là điều kiện tốt để cung cấp nguồn thức ăn cho thuỷ sản nuôi trong vùng lại là thuận lợi để đa dạng hoá cơ cấu các loài thuỷ sản.

=> Do đó, ở đồng bằng sông Cửu Long có phương châm "sống chung với lũ".

Tuy nhiên, việc sống chung với lũ cần phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm nguồn nước.

Xem thêm các bài Khoa học xã hội 8, hay khác:

Để học tốt Khoa học xã hội 8, loạt bài giải bài tập Khoa học xã hội 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 1

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 2

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.