BÀI 2. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
CH: Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau đã tạo nên bức tranh phân bố dân cư khá đa dạng giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn. Hiện nay, dân cư nước ta đang phân bố như thế nào? Quần cư nông thôn và quần cư thành thị có sự khác biệt ra sao?
1. Đặc điểm phân bố dân cư
CH: Dựa vào hình 2, bảng 2.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày những đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta.
2. Quần cư thành thị và quần cư nông thôn
CH: Dựa vào bảng 2.2, hãy trình bày sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn ở nước ta.
LUYỆN TẬP
CH: Dựa vào hình 2, hãy xác định trên bản đồ các địa phương có mật độ dân số trên 1000 người/km². Giải thích nguyên nhân.
VẬN DỤNG
CH: Địa phương em sinh sống là thành thị hay nông thôn? Hãy tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về các đặc điểm của loại hình quần cư đó.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
MỞ ĐẦU
CH:
1. Mật độ dân số:
+ Trung bình: 312 người/km² (năm 2023).
+ Phân bố không đồng đều:
-
Cao ở các khu vực đồng bằng, ven biển
-
Thấp ở các khu vực miền núi.
2. Tỷ lệ dân thành thị:
+ Tăng nhanh:
-
Năm 2023: 41,4%.
-
Dự kiến năm 2030: 50%.
Quần cư nông thôn Quần cư thành thị Mật độ dân số Thấp Cao Lĩnh vực Chủ yếu nông nghiệp Công nghiệp, dịch vụ, thương mại Nhà ở Phân bố thưa thớt, chủ yếu là nhà cấp 4 Tập trung, cao tầng, đa dạng loại hình nhà ở. Cơ sở hạ tầng Hạn chế Phát triển Lối sống Gắn liền với thiên nhiên, giản dị Hiện đại, năng động. Văn hoá Giữ gìn nhiều nét văn hóa truyền thống Pha trộn nhiều nền văn hóa, hiện đại.
1. Đặc điểm phân bố dân cư
CH:
- Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao nhất; Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.
- Tỉ lệ dân thành thị thấp, xu hướng tăng nhanh.
2. Quần cư thành thị và quần cư nông thôn
CH:
Quần cư nông thôn Quần cư thành thị Mật độ dân số Thấp Cao Lĩnh vực Chủ yếu nông nghiệp, phát triển lâm nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp, dịch vụ, thương mại là chủ đạo Cấu trúc Phân bố thưa thớt, chủ yếu là thôn, ấp, bản, làng, đơn vị hành chính cấp xã, huyện Tập trung, cao tầng, đa dạng loại hình nhà ở từ chung cư, các khu đô thị, đơn vị hành chính là thị trấn, phường, thị xã, quận, thành phố Cơ sở hạ tầng Hạn chế Phát triển Lối sống Gắn liền với thiên nhiên, giản dị Hiện đại, năng động. Văn hoá Giữ gìn nhiều nét văn hóa truyền thống Pha trộn nhiều nền văn hóa, hiện đại.
LUYỆN TẬP
CH: Các địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nguyên nhân:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ phát triển.
- Giao thông thuận lợi, y tế - giáo dục phát triển.
VẬN DỤNG
CH:
1. Mật độ dân số:
- Cao: 2.631 người/km² (năm 2023).
- Tăng nhanh
2. Phân bố dân cư:
- Tập trung: Khu vực nội thành, các khu vực ven đô.
- Thưa thớt: Vùng sâu, vùng xa.
3. Loại hình quần cư:
- Chủ yếu: Quần cư thành thị.
- Phát triển: Các khu đô thị mới.
4. Nghề nghiệp:
Công nghiệp, dịch vụ, thương mại,... Chủ yếu là ngành dịch vụ.
5. Vấn đề:
- Áp lực lên cơ sở hạ tầng: Giao thông, nhà ở, môi trường.
- Tệ nạn xã hội
6. Giải pháp:
- Phát triển đô thị: Mở rộng diện tích, phát triển giao thông công cộng.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Giáo dục, y tế, môi trường.