I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ SỐ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cấu hình electron nguyên tử của nitrogen là
- A. 1s22s22p1.
- B. 1s22s22p5.
- C. 1s22s22p63s23p2.
- D. 1s22s22p3.
Câu 2: Khi có tia lửa điện hoặc ở nhiệt độ cao, nitrogen tác dụng trực tiếp với oxygen tạo ra hợp chất X. Công thức của X là
- A. N2O.
- B. NO2.
- C. NO.
- D. N2O5.
Câu 3: Người ta sản xuất khí nitrogen trong công nghiệp bằng cách nào sau đây
- A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.
- C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxygen trong không khí.
- D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng
Câu 4: Nitrogen thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây
- A. H2.
- B. O2.
- C. Mg.
- D. Al.
Câu 5: Tính bazơ của NH3 do
- A. trên N còn cặp e tự do.
- B. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
- C. NH3 tan được nhiều trong nước.
- D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH.
Câu 6: Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3
Câu 7: Cho các phản ứng hóa học sau
S + O2 ⟶ SO2
S + 3F2 ⟶SF6
S + Hg → HgS
S + 6HNO3 (đặc)⟶ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là
Câu 8: Cho 22,4 lít hỗn hợp khi X gồm N2 và H2 đi qua xúc tác Fe, nung nóng để tổng hợp NH3 thu được 20,16 lít hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch AlCl3 dư, thu được m gam kết tủa. Các thể tích khí đó ở cùng điều kiện. Giá trị của m là
- A. 13.
- B. 2,6.
- C. 5,2.
- D. 3,9.
Câu 9: Hỗn hợp X gồm NH4Cl và (NH4)2SO4. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nhẹ thu được 9,32 gam kết tủa và 2,24 lít khí thoát ra. Hỗn hợp X có khối lượng là
- A. 5,28 gam.
- B. 6,60 gam.
- C. 5,35 gam.
- D. 6,35 gam.
Câu 10: Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan ( không chứa muối ammonium ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là
- A. 38,6.
- B. 46,6.
- C. 84,6.
- D. 76,6.