Hướng dẫn giải & Đáp án
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cân bằng nội môi là hoạt động:
- A. Duy trì cân bằng lượng đường glucozo trong máu
- B. Duy trì cân bằng nhiệt độ của cơ thể
- C. Duy trì cân bằng độ pH
- D. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu
Câu 2: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
- A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
- B. Các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…
- C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
- D. Cơ quan sinh sản
Câu 3: Dị ứng là gì?
- A. Phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng nguyên)
- B. Phản ứng đồng điệu của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng nguyên)
- C. Phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng thể nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng thể)
- D. Phản ứng đồng điệu của cơ thể đối với kháng nguyên thể định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng thể)
Câu 4: Cơ qaun bài tiết ra nước tiểu là?
- A. Hệ tiêu hóa
- B. Da
- C. Phổi
- D. Thận
Câu 5: Bài tiết là gì?
- A. Là là quá trình mà thận hoạt động đơn lẻ để bài tiết nước tiểu
- B. Là quá trình loại bỏ ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa mà cơ thể không sử dụng, các chất độc hại, các chất dư thừa
- C. Là khả năng của cơ thể đẩy chất độc ra ngoài
- D. Là quá trình mà cơ thể tiếp nhận thức ăn đầu vào và thải ra chất cặn bã
Câu 6: Những hoocmôn do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây?
- A. Điều hóa hấp thụ nước ở thận
- B. Duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu
- C. Điều hòa hấp thụ Na+ ở thận
- D. Điều hòa pH máu
Câu 7: Vai trò của gan trong cân bằng nội môi?
- A. Điều hòa của nhiều chất hòa tan như protein, pH trong huyết thanh, qua đó duy trì cân bằng nội môi
- B. Điều hòa của nhiều chất hòa tan như acid, base trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng nội môi
- C. Điều hòa của nhiều chất hòa tan như protein, glucose, … trong huyết thanh, qua đó duy trì cân bằng nội môi
- D. Điều hòa của nhiều chất hòa tan như protein, glucose, … trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng nội môi
Câu 8: Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
- A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
- B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
- C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích
- D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích
Câu 9: Một bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng đau dữ dội do sỏi thận. Sau khi kiểm tra, nước tiểu của anh ta được phát hiện có độ pH là 9. Điều gì là đúng về mẫu nước tiểu của bệnh nhân?
- A. Nó là bazơ
- B. Nó có tính axit.
- C. Nó là trung tính.
- D. Nó vừa có tính bazơ vừa có tính axit.
Câu 10: Khi nói về cấu trúc và vai trò của thận, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Ở cầu thận có hệ thống mao mạch dày đặc, thành mỏng dễ trao đổi chất
- B. Quá trình lọc ở cầu thận giúp duy trì cân bằng nội môi
- C. Ở cầu thận có động mạch đến lớn còn động mạch nhỏ đi
- D. Cấu trúc cầu thận hình cầu có hệ thống mao mạch bao quanh, giống cấu trúc phế nang ở phổi.
Xem lời giải
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cơ quan bài tiết ra mồ hôi là?
- A. Da
- B. Hệ tuần hoàn
- C. Thận
- D. Phổi
Câu 2: Nội môi là?
- A. Môi trường bên ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, huyết thanh và hồng cầu
- B. Là môi trường bên trong cơ thể được tạo ra bởi máu, bạch huyết và dịch mô
- C. Là môi trường bên trong cơ thể được tạo ra mao mạch, bạch huyết và dịch mô
- D. Môi trường bên ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, bạch cầu và hồng cầu
Câu 3: Sản phẩm bài tiết chính của phổi là?
- A. O2
- B. Urea
- C. Bilirubin
- D. CO2
Câu 4: Hệ thống cân bằng nội môi gồm?
1. Bộ phận tiếp nhận kích thích; 2. Bộ phân điều kiển; 3. Bộ phận thực hiện
- A. 1, 2, và 3
- B. 1 và 2
- C. 1 và 3
- D. 2 và 3
Câu 5: Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
- A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm
- B. Áp suất thẩm thấu và huyết áp tăng
- C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng
- D. Áp suất thẩm thấu và huyết áp giảm
Câu 6: Cấu tạo của một quả thận?
- A. Cầu thận; Nang cầu thận (bọc Bowman); Cột thận; Ống lượn gần; Quai Henle; Quai Henle; Ống góp
- B. Cầu thận; Nang cầu thận (bọc Bowman); Nhu mô thận; Ống lượn gần; Quai Henle; Quai Henle; Ống góp
- C. Cầu thận; Nang cầu thận (bọc Bowman); Cột thận; Nhu mô thận; Ống lượn gần; Quai Henle; Quai Henle; Ống góp
- D. Cầu thận; Nang cầu thận (bọc Bowman); Cột thận; Nhu mô thận; Ống lượn gần; Quai Henle; Ống góp
Câu 7: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự
- A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
- B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
- C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm
- D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
Câu 8: Biện pháp bảo vệ thận?
1. Chế độ ăn hợp lý; 2. Uống đủ nước; 3. Không uống nhiều rượu bia
- A. 1 và 2
- B. Cả 3
- C. 1 và 3
- D. 2 và 3
Câu 9: Tổn thương tuyến ức ở trẻ em có thể dẫn đến __________
- A. Mất miễn dịch qua trung gian tế bào
- B. Mất miễn dịch qua trung gian kháng thể
- C. Giảm sản xuất tế bào gốc
- D. Giảm hàm lượng hemoglobin
Câu 10: Những cơ quan nào dưới đây có khả năng tiết ra hormone tham gia cân bằng nội môi?
(1) tụy
(2) gan
(3) thận
(4) lá lách
(5) phổi
Phương án trả lời đúng là
- A. (1) và (4)
- B. (1) và (3)
- C. (1) và (2)
- D. (1), (2) và (3)
Xem lời giải
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày vai trò của thận trong quá trình bài tiết
Câu 2 ( 4 điểm). Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và cân bằng nội môi ở động vật? Giải thích tác dụng của từng yếu tố.
Xem lời giải
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày vai trò của thận trong cân bằng nội môi?
Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao giữ ẩm là điều cần thiết để duy trì cân bằng nội môi ở người và động vật?
Xem lời giải
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Những bênh liên quan trực tiếp đến thận là?
- A. Xơ vữa động mạch
- B. Sỏi thận, sa thận, thận 1 quả,…
- C. Ung thư tuyến giáp
- D. Đột quỵ
Câu 2: Khi nói về vai trò của gan, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Tiết ra các hoocmon để điều hòa cơ thể
- B. Khử các chất độc hại cho cơ thể
- C. Điều chỉnh nồng độ glucozo trong máu
- D. Sản xuất protein huyết tương (fibrinogen, các gobulin và anbumin)
Câu 3: Một vai trò của làn da con người là giúp bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn. Độ pH tối ưu của da người là 5,5. Điều gì là đúng về độ pH của da người?
- A. Nó là cơ bản.
- B. Nó có tính axit.
- C. Nó là trung tính.
- D. Nó vừa có tính bazơ vừa có tính axit.
Câu 4: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong
- A. Tế bào
- B. Mô
- C. Cơ thể
- D. Cơ quan
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Trình bày cơ chế điều hòa lượng đường trong cơ thể người?
Câu 2: Nêu 2 biện pháp ngăn ngừa rối loạn cân bằng nội môi?
Xem lời giải
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Có bao nhiêu lít nước tiểu chính thức được tạo ra?
- A. 1,5L – 2L
- B. 12L
- C. 10,5L
- D. 5L
Câu 2: Bộ phận thực hiện trong cơ chế diu trì cân bằng nội môi là
- A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
- B. trung ương thần kinh
- C. tuyến nội tiết
- D. các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu,…
Câu 3: Hệ đệm bicacbonat (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò nào sau đây?
- A. Duy trì cân bằng lượng đường glucozo trong máu
- B. Duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể
- C. Duy trì cân bằng độ pH của máu
- D. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu
Câu 4: Đơn vị chức năng của thận bao gồm
- A. Cầu thận, nang cầu thận, bể thận
- B. Cầu thận, ống góp, bể thận
- C. Cầu thận, ống góp, nang cầu thận, bể thận
- D. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Vì sao mồ hôi là yếu tố quan trọng trong việc giữ cân bằng nội môi ở loài người?
Câu 2. Bài tiết là gì? Bài tiết có thể xảy ra ở đâu?