I. GIỚI THIỆU BỘ SÁCH NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC (SHS)
1. Về tác giả:
- Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên)
- Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đặng Lưu ( đồng Chủ biên )
- Dương Tuấn Anh, Lê Trà My, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị Hải Phương, Nguyễn Thị Minh Thương
2. Nhà xuất bản:
- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
3. Mục lục
Sách giáo khoa (shs) Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức tập 1 gồm 5 Bài, gồm các bài học sau:
- Bài 1: Thế giới kì ảo
- Bài 2: Những cung bậc tâm trạng
- Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha
- Bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương
- Bài 5: Đối diện với nỗi
....
4. Nội dung
5. Bài học
Bài 1: Thế giới kì ảo
Mọi thứ bạn nhìn đều có thể trở thành một câu chuyện cổ tích và bạn có thể có được một câu chuyện từ bất cứ thứ gì mình chạm vào.
Han Cri-xti-an An-đéc-xen (Hans Christian Andersen
GIỚI THIỆU BÀI HỌC
- Trong văn học, sự sáng tạo của con người là không có giới hạnCảm hứng sáng tạo bao giờ cũng được khơi nguồn từ thực tế đời sống, nhưng trí tưởng tượng phong phú, bay bổng giúp nhà văn tạo ra những thế giới mới mẻ, lạ lùng, kì ảo, làm nên sức cuốn hút đặc biệt của tác phẩm.
- Hai văn bản đọc chính trong bài học này đều là truyện truyền kì sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo, với những câu chuến li kì, trong đó nhân vật có thể là người trần, thần tiên hoặc ma quỷ.... Văn bản đọc kết nối về chủ đề là tác phẩm kể lại bằng thơ một truyền thuyết khá quen thuộc trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam, giúp em hiểu thêm một cách thức sáng tạo văn học
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chỉ tiết tiêu biểu, để tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học
- Nhận biết được điển tích, điền cố và phân tích được tác dụng của chúng; nhận biết được sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hàn Việt dễ nhầm lẫn.
......