Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tiêu cực. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Hoạt động 1. Tìm hiểu tư duy phản biện
- Biểu hiện của tư duy phản biện:
- Có chính kiến;
- Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin;
- Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận;
- Có thói quen tham khảo thông tin từ nhiều nguồn;
- Đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu một vấn đề;
- Sẵn sàng thay đổi góc nhìn, quan điểm;
- Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề.
Hoạt động 2. Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
- Tình huống 1:
- Tư duy tiêu cực: Mình thật vô dụng khi nói mà người khác không nghe. Hết thời gian làm tạm thời, mình sẽ xin thôi chức lớp trưởng.
- Tư duy tích cực: Mình đã rất cố gắng, nhưng có lẽ người khác chưa hiểu hết các bạn. Có thể mình cần xem lại cách làm việc của mình và nhờ các bạn góp ý thêm.
- Tình huống 2:
- Tư duy tiêu cực: Mình chán ghét bản thân quá. Thật xấu hổ vì còn kém cả mấy bạn học lực trung bình trong lớp.
- Tư duy tích cực: Mình đã chủ quan không ôn luyện các dạng bài tập đó vì nghĩ nó quá đơn giản. Mình cần cẩn thận hơn nữa và quyết tâm cao để điểm thi cuối kì bù lại điểm thấp này.
Hoạt động 3: Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
- Duy trì suy nghĩ lạc quan trong các tỉnh huống gặp khó khăn, trở ngại
- Cố gắng nhận ra sự hài hước, vui vẻ trong những hoàn cảnh tưởng như bất lợi,
- Khoan dùng với sai sót, lỗi lầm của người khác,
- Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt về tính cách, quan điểm, lối sống;
- Tự nói với bản thân những lời động viên tích cực,
- Luôn học hỏi, lắng nghe mọi người để rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình;
- Tìm tòi những cách khác nhau để giải quyết vấn đề gặp phải thay vì đổ lỗi cho bản thân hoặc trách móc người khác...
Hoạt động 4: Rèn luyện tư duy phản biện
- Đối với mỗi vấn đề hoặc hiện tượng trong cuộc sống, có thể sẽ xuất hiện những ý kiến đồng tình hoặc quan điểm phản biện. Nhờ vậy, mọi việc được xem xét một cách thấu đáo, đa chiều, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn khi đánh giá sự vật, hiện tượng.
- Thường xuyên thực hành phản biện lại các vấn đề sẽ giúp chúng ta rèn luyện khả năng tư duy phản biện và xây dựng được thế giới quan rộng mở, đa chiều khi đánh giá sự vật, hiện tượng.
Hoạt động 5: Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực khi đánh giá sự vật, hiện tượng
- Tư duy phản biện giúp chúng ta có những góc nhìn khác nhau, toàn diện hơn về cùng một sự vật, hiện tượng.
- Tư duy tích cực giúp chúng ta có cái nhìn lạc quan về sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.