Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 cánh diều bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 cánh diều bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. TÌM HIỂU VỀ SỬ HỌC VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA, DI SẢN THIÊN NHIÊN

Nội dung

Sử học với công tác bảo tồn và phát huy 

giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Mối quan hệ

- Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…) đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử.

- Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên; xác định vị trí, vai trò ý nghĩa của di sản với cộng đồng.

- Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

- Sử học xác định giá trị của các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả.

- Công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.

Lấy ví dụ 

phân tích

Mối quan hệ giữa sử học và công tác bảo tồn di tích khu Hoàng thành Thăng Long:

- Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long là nguồn sử liệu vô cùng quan trọng cho ta biết về đời sống sinh hoạt, kiến trúc, vị thế chính trị,… dưới thời Lí-Trần- Lê Sơ. Đồng thời công tác bảo tồn, gìn giữ di tích giúp cho các nhà Sử học có một nguồn tài liệu vô dùng quý giá để nghiên cứu. 

- Thông qua Sử học, ta có thể biết về thời gian xây dựng, tồn tại, tu sửa, vị trí của khu Hoàng Thành Thăng Long xưa. Đồng thời đánh giá chính xã về giá trị của Hoàng Thành Thăng Long để bảo tồn, phát triển tốt nhất.

2. TÌM HIỂU VỀ SỬ HỌC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA

Sử học đối với ngành 

Công nghiệp văn hóa

Ngành công nghiệp văn hóa

 đối với Sử học

- Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành (về quá trình hình thành, phát triển và biến đổi; về vị trí, vai trò của ngành trong đời sống xã hội,...).

- Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hoá (đề tài phim ảnh, các loại hình giải trí, thời trang,... gắn với quảng bá di sản văn hoá).

- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững (kết hợp giữa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá với phát triển kinh tế, xã hội).

- Ví dụ: Việc khai thác các yếu tố văn hoá truyền thống là một trong những trọng tâm của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, là minh chứng sinh động cho vai trò của lịch sử - văn

hoá đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn - một lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hoá. Các

chất liệu lịch sử - văn hoá truyền thống như: làn điệu âm nhạc, nghệ thuật trình diễn, trang

phục được khai thác triệt để trong nghệ thuật biểu diễn, tạo nên điểm nhấn, tạo sức thu hút đặc biệt của nghệ thuật truyền thống đối với người xem.

- Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của

ngành cho việc nghiên cứu lịch sử (về quá trình ra đời, thực trạng, triển vọng, vị trí và đóng góp của ngành đối với xã hội,...).

- Thúc đẩy Sử học phát triển (quảng bá

các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống,...của các cộng đồng, cũng như tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại).

- Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng (thông qua ngành để giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá,...).

- Ví dụ: Lễ hội truyền thống đua ghe Ngo (Sóc Trăng) không những là sự kiện giới thiệu sản phẩm văn hoá - thể thao truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Khmer Nam Bộ, mà còn góp phần bảo tồn di sản văn hoá, vừa quảng bá, khơi dậy tiềm năng, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mang nội dung văn hoá sâu sắc, đáp ứng xu thế liên kết, liên vùng, hội nhập, mang tính xã hội hoá cao.

3. TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Giải thích vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa

- Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành Du lịch, đem lại những nguồn lực lớn.

- Cung cấp tri thức lịch sử văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững. 

- Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch. 

- Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa.

- Cung cấp thông tin của ngành để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững. 

- Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế các ngành du lịch, lịch sử.

 

Xem thêm các bài Giải Lịch sử 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Lịch sử 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập