Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ Quốc.

  1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết bảo vệ Tổ quốc được hiểu như thế nào?  

Câu 2: Quyền bảo vệ Tổ quốc của nhân dân là gì?  

Câu 3: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của nhân dân là gì?  

Câu 4: Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc.

Câu 5: Công dân cần phải làm gì để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ Tổ quốc.

Câu 6: Những hành vi vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân sẽ bị xử phạt như thế nào?

Câu 7: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa cụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc là gì? 

Bài Làm:

Câu 1: 

Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghiã. Bảo vệ Tổ quốc bao gồm việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân dội và bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.

Câu 2:

Bảo vệ Tổ quốc là quyền cơ bản, cao quý và là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân. Công dân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền tham gia phục cụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân. Công dân phải trung thành với Tổ quốc, tham gia thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Câu 3:

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân Việt Nam là một nhiệm vụ pháp lý, được quy định trong Hiến pháp và các luật, điều lệ của nhà nước. Theo đó, mỗi công dân đều có trách nhiệm bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và sự sống của dân tộc, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ quân sự và bảo vệ môi trường.

Câu 4:

– Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc:

+Quyền bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ Tổ quốc là quyền thiêng liêng của mỗi công dân.

+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:

  • Trung thành với Tổ quốc.
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới quốc gia và bảo đảm về an ninh trật tự, phòng chống tội phạm.

+ Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc tuỳ theo mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, hành chính hoặc hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.

Câu 5:

Công dân cần tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc, xây dựng ý thức tư giác thực hiện quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, có trách nhiệm vận động người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ này.

Câu 6: 

Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc tùy theo mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, hành chính hoặc hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.

Câu 7:

- Về phía cơ quan nhà nước: Xâm phạm hoặc cản trở quyền của công dân trong tham gia bảo vệ Tổ quốc, có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chế độ chính trị.

- Về phía công dân: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa cụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ Quốc.

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Người trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Câu 2: Bác Hồ từng nói với các đồng chí quân Tiên phong tại Đền Hùng: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”

Em có suy nghĩ gì về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh?  

Câu 3: Vì sao trong thời bình chúng ta vẫn phải chú trọng vào vấn đề bảo vệ đất nước?   

Câu 4: Em hãy nêu các biểu hiện của lòng yêu nước, luôn chung tay bảo vệ tổ quốc. 

Câu 5: Nếu phát hiện có hành vi chống phá Nhà nước, cách mạng trên một diễn đàn mỗi người dân cần phải ứng xử như thế nào?

Xem lời giải

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Q cho rằng việc bảo vệ Tổ quốc trong thời bình hiện nay là mỗi công dân chỉ cần tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nhưng V là bạn của Q lại không đồng ý với lí do việc thực hiện nghĩa vụ quan sự chỉ là một hoạt động tham gia bảo vệ Tổ quốc của công dân. Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Câu 2: Sau khi được địa phương đề nghị tham gia lực lượng dân quân tự vệ, anh A rất tích cực tham gia các hoạt động huấn luyện, bảo vệ môi trường tại địa phương. Vợ của anh A cũng tạo điều kiện cho chồng tham gia các hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ vì cho rằng đây là nhiệm vụ của mỗi người dân.

Em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của vợ chồng anh A

Câu 3: Nhà có duy nhất một cậu con trai bà M muốn con được ở nhà đi học chứ không muốn con nhập ngũ, bà M đã đút lót một khoản tiền lớn để con không có tên trong danh sách gọi nhập ngũ đợt này. Theo em, hành động của bà M có đang thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc không?

Câu 4: Trên các trang Facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì?

Câu 3: T vừa đủ 17 tuổi, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đi học, T muốn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, T có thế tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi vừa đủ 17 tuổi không? Vì sao?

Câu 5: “Từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều nhất là trong chiến dịch bảo vệ thành cổ Quảng Trị”, thế hệ cha anh của chúng ta đã không ngại hy sinh máu xương, tuổi trẻ và đam mê của xung phong lên đường nhập ngũ thực hiện xứ mệnh bảo vệ sự độc lập tự do cho Tổ quốc. Là thế hệ trẻ của Đất nước các em nên làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ Tổ quốc?

Xem lời giải

  1. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Là học sinh lớp 11 nhưng P rất tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự của địa phương, P cho rằng thông qua hoạt động tuyên truyền thì bản thân sẽ hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bố mẹ của P không cho con tham gia vì muốn con tập trung học tập.

Em hãy nhận xét suy nghĩ, hành vi của P và bố mẹ của P. Nếu là P, em sẽ giải thích như thế nào để bố mẹ của P hiểu và tôn trọng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mình.

Câu 2: Viết một đoạn văn để nói về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước.

Câu 3: Hai bạn M và H đang bàn về vấn đề bảo vệ Tổ quốc, M có ý nói “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của lực lượng công an, lực lượng gìn giữ hòa bình; học sinh làm gì có năng lực đó”. Còn H thì lại cho rằng “Bảo vệ tổ quốc là việc làm chỉ xảy ra khi có chiến tranh, chứ khi thời bình thì có gì cần phải bảo vệ”. Theo em, hai bạn M và H đã có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn vào bảo vệ Tổ quốc hay chưa?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.