Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Em hãy nêu vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển của nền kinh tế?

Câu 2: Em hãy cho biết văn hóa tiêu dùng là gì?  

Câu 3: Văn hóa tiêu dùng đóng vai trò như thế nào trong đời sống?

Câu 4: Em hãy nêu các đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.

Câu 5: Các biện pháp được áp dụng để xây dựng văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam là gì? 

Bài Làm:

Câu 1:

- Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

- Tiêu dùng góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú về số lượng và đảm bảo chất lượng, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.

Câu 2: 

Văn hóa tiêu dùng là nét đẹp trong thói quen, tập quán tiêu dùng của cá nhân, nhóm, cổng đồng hình thành, phát triển theo thời gian và biểu hiện qua hành vi tiêu dùng.

Câu 3: 

Văn hóa tiêu dùng có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:

+ Đối với lĩnh vực văn hóa – xã hội: Văn hóa tiêu dùng góp phần giữ gìn và phát huy các giá trí, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.

+ Đối với lĩnh vực kinh tế: Văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm (tìm hiểu thị hiếu, tâm lí, thói quen của người tiêu dùng), về giá cả (tâm lí tiêu dùng, đối tượng khách hàng của mỗi thị trường khác nhau sẽ cho cách định giá khác nhau ở mỗi sản phẩm), về phân phối (đúng hành, đúng nơi, đúng thời gian, đảm bảo chi phí tối thiểu) và hỗ trợ thương mại (thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và tạo lợi thế cạnh tranh)

Câu 4:

Những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam:

+ Tính kế thừa: Văn hóa tiêu dùng Việt Nam có sự kế thừa truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam

+ Tính giá trị: Văn hóa tiêu dùng Việt Nam hướng tới giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ

+ Tính thời đại: Thói quen, hình thức, cách thức thanh toán đa dạng, phù hợp với sự phát triển của văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

+ Tính hợp lí: Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ: chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.  

Câu 5: 

+ Đối với nhà nước: Ban hành chính sách, pháp luật bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng; tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hành Việt Nam; tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

+ Đối với doanh nghiệp: Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

+ Đối với người tiêu dùng: Tiêu dùng có trách nhiệm và thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

  1. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Những giá trị, chuẩn mực tiêu dùng tại Nhật Bản được thể hiện như thế nào?

Câu 2: Vì sao người Việt thường có thói quen mua sắm nhiều đồ dùng vào dịp Tết?

Câu 3: Em hãy kể về một số xu thế tiêu dùng của người Việt Nam hiện nay.

Câu 4: Mục đích của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam là gì? 

Câu 5: Ý nghĩa của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam là gì? 

Câu 6: Em hãy cho biết những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng?

Xem lời giải

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Thấy nông sản của các bà con nông dân trong vùng tiêu thụ rất khó khăn, một số cá nhân đã tích cực tham gia giải cứu để chia sẻ sự vất vả với các hộ nông dân. Biết điều này, X đã vận động bạn bè trong lớp ủng hộ bà con. Em đồng tình hay không đồng tình với việc nào trong tình huống trên? Vì sao?

Câu 2: H theo dõi các chương trình khuyến mại, giảm giá để có thể mua được trang phục, giày dép,...của các nhãn hàng nước ngoài và khoe với các bạn trong lớp. Bạn thân khuyên H nên cân nhắc khi mua hàng đắt tiền để tránh lãng phí và nên sử dụng hàng Việt Nam nhưng H gạt đi và cho rằng, khi mua hàng ngoại, H có niềm tự hào là người tiêu dùng “sành điệu”.

Em có nhận xét gì về hành vi tiêu dùng của bạn H? Nếu là bạn của H, em sẽ đưa ra lời khuyên cho H như thế nào?

Câu 3: Doanh nghiệp X là một trong số các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam có uy tín trên thị trường. Trước bối cảnh hội nhập kinh tế và sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài, doanh nghiệp X đã tích cực đổi mới công nghệ và thực hiện trách nhiệm xã hội bằng việc sản xuất các hàng hóa có chất lượng cao mang thương hiệu Việt Nam. Em hãy cho biết trường hợp trên đề cập đến biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam của chủ thể nào?

Câu 4: Công ty M trong quá trình sản xuất và kinh doanh luôn đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Vì vậy, họ tập trung cải tiến máy móc, dây chuyển sản xuất, chọn lọc những nguồn nguyên liệu chất lượng,… Từ khi thành lập, công ty M đã giải quyết vấn đề việc làm cho hàng nghìn người lao động. Đồng thời, ngoài việc đóng thuế, công ty luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích xã hội thông qua việc trích một khoản lợi nhuận để xây dựng đường xá, trường học, trao đổi học bổng khuyến khích cho những em học sinh vùng khó khăn.

Em hãy cho biết, chủ thể trong trường hợp trên đã làm gì để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng.

Câu 5: Nhận thức được tác hại của túi ni lông với môi trường, chị T đã chuyển sang sử dụng túi vải khi đi chợ. Chị không còn mua sắm theo thói quen, sở thích. Chị ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam cung ứng, phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu của gia đình, tốt cho sức khỏe, không gây hại cho môi trường và phù hợp chuẩn mực văn hóa chung. Bên cạnh đó, chị T còn vận động bạn bè, người thân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Em hãy cho biết, chủ thể trong trường hợp trên đã làm gì để xây dựng văn hóa tiêu dùng?

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Dạo gần đây trên thị trường tiêu dùng của Việt Nam xuất hiện nhiều các ngày hội mua sắm, kích thích mua sắm của người tiêu dùng. Theo em, các ngày hội mua sắm ở Việt Nam một phần ảnh hưởng từ đâu?

Câu 2: Năm ngoái giá bưởi diễn năm ngoái vào dịp giáp tết được giá, mang lại nhiều lợi nhuận cho người bán mặt hàng này. Vì thế nên năm nay bà M quyết định nhập về 2 tạ bưởi với hy vọng sẽ bán được với giá cao và thu lại lợi nhuận. Nhưng việc bà M tính không hề tương thích với sự chuyển biến của thị trường. Năm nay giá bưởi đi xuống nên bà M đã bị lỗ nặng. Theo em nguyên nhân do đâu mà bà M lại bị thua lỗ như vậy?

Câu 3: Trong những năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ của người dân tiếp tục tăng lên đáng kể. Nắm bắt được thị hiếu đó của người dân, gia đình bà M nhập thêm nhiều loại mặt hàng thiết bị điện từ, đồ gia dụng điện tử về để phục vụ người dân. Bên cạnh đó nhà bà còn bán thêm cả các linh kiện đi kèm để nhân dân có thể dễ dàng thay thế những bộ phận bị hỏng hóc. Theo em, kế hoạch kinh doanh của bà M thành công là nhờ đâu? 

Câu 4: Gia đình chị A thường lựa chọn mua sắm hàng hóa ở các siêu thị, trung tâm thương mại. Theo chị A, ưu điểm của kênh siêu thị so với các hành thức thương mại truyền thống là giá cả các hàng hóa được niêm yết, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhờ đó, tạo dựng được sự tin tưởng và an tam nhất định cho khách hàng. Tiếp đến là sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại sản phần từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thương hiệu trong nước lẫn quốc tế, cùng các chương trình ưu đãi hấp dẫn luôn được cập nhật thường xuyên, công khai. Đây cũng chính là lí do khiến xu thế tiêu dùng hiện đại đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang các kênh siêu thị, trung tâm thương mại.

Em hãy xác định đặc điểm văn hóa tiêu dùng trong trường hợp trên.

 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.