Mở đầu
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ là nhân tố góp phần vào việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của mỗi quốc gia. Điều này được thể hiện rất rõ ở nước ta. Vậy vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta có đặc điểm gì? Vị trí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới sự hình thành đặc điểm tự nhiên của Việt Nam? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học này nhé!
Kiến thức mới
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
1. Đặc điểm vị trí địa lí
Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát Bản đồ hành chính Việt Nam và hình 1.1, hãy:
- Xác định các điểm cực phần đất liền của nước ta.
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.
Bài Làm:
Các điểm cực phần đất liền của nước ta:
Điểm cực |
Địa danh |
Vĩ độ |
Kinh độ |
Bắc |
Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang |
23°23’B |
105°20’Đ |
Nam |
Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiền, tỉnh Cà Mau |
8°34’B |
104°40’Đ |
Tây |
Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên |
22°22’B |
102°09’Đ |
Đông |
Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa |
12°40’B |
109°24’Đ |
Đặc điểm vị trí nước ta:
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Phần đất liền Việt Nam có vị trí: theo chiếu bắc - nam từ 23°23“B đến 8°34'B, theo chiều đông - tây từ 109°24'Ð đến 102°09“Ð; tiếp giáp với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Vùng biển kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B và từ khoảng kinh độ 101°Ð đến trên 117°520Ð tại Biển Đông.
- Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nằm trên đường giao lưu và di cư của nhiều loài sinh vật biển và đất liền; nằm ở nơi giao nhau của vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.