Những nội dung chính được rèn luyện trong phần Nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập hai là gì? Các nội dung này có gì giống và khác với nội dung phần Nói và nghe của sách Ngữ văn 11, tập một?

NÓI VÀ NGHE

Câu 10. Những nội dung chính được rèn luyện trong phần Nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập hai là gì? Các nội dung này có gì giống và khác với nội dung phần Nói và nghe của sách Ngữ văn 11, tập một?

Bài Làm:

Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập hai:

- Giới thiệu một tác phẩm truyện: trình bày rõ ràng bằng lời về một hoặc nhiều phương diện liên quan đến nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện mà em yêu thích. Trong phần Viết, các em đã được hướng dẫn cách làm bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của một truyện. Ở phần Nói và nghe, các em có thể chuyển một phần nội dung bài viết thành bài thuyết trình, sử dụng lời nói, ngôn ngữ cơ thể và các phương tiện kĩ thuật phù hợp để trình bày trước người nghe. Trong trường hợp lựa chọn tác phẩm khác, em có thể thay đổi nội dung bài thuyết trình cho phù hợp với tác phẩm được chọn.

- Giới thiệu một tác phẩm thơ: thuyết trình trước người nghe sự độc đáo về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, tư tưởng,...) và nghệ thuật (cấu tứ, cách xây dựng hình ảnh thơ, cách sử dụng ngôn từ,...) của bài thơ; đồng thời, cho thấy phong cách độc đáo của tác giả thể hiện qua bài thơ đó.

- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội: Bài 7 tập trung vào yêu cầu trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội đáng quan tâm. Tuy nhiên, người trình bày không đọc lại toàn bộ báo cáo mà chỉ tóm tắt, trọng tâm là nêu kết quả của những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.

- Giới thiệu một tác phẩm kịch: trình bày trước người nghe sự độc đáo về nội dung và nghệ thuật (cốt truyện, xung đột kịch, lời thoại, khả năng thanh lọc,...) của tác phẩm kịch; những thành công khi công diễn trên sân khấu. Bên cạnh đó, người giới thiệu cũng bộc lộ thái độ, sự đánh giá, những trải nghiệm của cá nhân về vở kịch.

- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống: đưa ra các quan điểm, nhận xét, trao đổi về một hiện tượng nào đó trong đời sống, có liên quan đến nhiều người.

=> Nội dung các bài nói và nghe của tập một khác với tập hai. Tập 1 trập trung vào: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn; Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật; Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học; Nghe bài thuyết minh tổng hợp. Trong khi đó, tập 2 tập trung chủ yếu vào giới thiệu các tác phẩm văn học, trình bày báo cáo và trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn ngữ văn 11 cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Thống kê các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 11, tập hai theo thể loại và kiểu văn bản.

Xem lời giải

Câu 2. Nêu một số nội dung chính (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, tư tưởng) của các truyện ngắn hiện đại ở Bài 5 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích ý nghĩa và tính thời sự của nội dung đặt ra trong các truyện ngắn được học ở bài này.

Xem lời giải

Câu 3.Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6, sách Ngữ văn 11, tập hai.

Xem lời giải

Câu 4. Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu của Bài 7 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn, hoặc sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí ở bài học này.

Xem lời giải

Câu 5. Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch trong Bài 8 sách Ngữ văn 11, tập hai và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản ấy.

Xem lời giải

Câu 6. Nếu và nhận xét đặc điểm của các văn bản nghị luận được học trong Bài 9, sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận này.

Xem lời giải

VIẾT

Câu 7. Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 11, tập hai; chỉ ra những yêu cầu chính khi viết các kiểu văn bản này.

Xem lời giải

Câu 8. Nêu và phân tích ý nghĩa những các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở Ngữ văn 11, tập hai. 

Xem lời giải

Câu 9. Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, nghị luận về một tác phẩm thơ và nghị luận về một bộ phim (vở kịch, bài hát, bức tranh, pho tượng).

Xem lời giải

TIẾNG VIỆT

Câu 11.

a) Thống kê tên phần tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập hai.

b) Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết.

c) Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong một văn bản thơ ở Bài 6.

Xem lời giải

TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

I. Đọc hiểu

Câu 1. Câu nào sau đây gọi đúng tên con đường được gợi lên từ đoạn trích?

A. Con đường đầy rơm rạ.

B. Con đường đầy ánh nắng.

C. Con đường đầy tre, trúc.

D. Con đường đầy hương sắc.

Xem lời giải

Câu 2. Dòng thơ nào sau đây có sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác?

A. Đường trong làng: Hoa dại với mùi rơm

B. Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm

C. Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ 

D. Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự

Xem lời giải

Câu 3. Nhận xét nào sau đây đúng với sự “tương ứng các giác quan” được biểu hiện trong đoạn trích trên?

A. Cảnh vật, con người, hương hoa, cây cối,... chan hoà trong một niềm vui 

B. Đất trời, đường làng, không gian, thời gian, hoa dại, mùi rơm,... lẫn lộn 

C. Cảm xúc, tâm trạng, niềm vui, sự ngất ngây, trí tưởng tượng,... đan xen 

D. Mùi hương, âm thanh, sắc màu xen lẫn cùng các giác quan giao hoà,...

Xem lời giải

Câu 4. Nhạc tính của đoạn thơ trên được tạo nên bởi những cách thức nào? 

A. Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và so sánh

B. Sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần chân

C. Dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh chỉ âm thanh

D. Dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh chỉ cảm giác

Xem lời giải

Câu 5. Phương án nào dưới đây nêu đúng điểm giống nhau giữa đoạn trích trên và bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)?

A. Đều viết về đề tài tình yêu lứa đôi

B. Đều vận dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

C. Đều viết về tâm trạng con người trước mùa thu

D. Đều miêu tả cảnh đẹp của mùa thu

Xem lời giải

Câu 6. Nêu tác dụng của các yếu tố vần và nhịp của đoạn trích trên.

Xem lời giải

Câu 7. Chỉ ra yếu tố tượng trưng trong đoạn trích trên.

Xem lời giải

Câu 8. Em hiểu “đường thơm” trong đoạn trích trên là gì?

Xem lời giải

Câu 9. Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan nào?

Xem lời giải

Câu 10. Theo em, đoạn trích thể hiện được tâm trạng và tình cảm gì của chủ thể trữ tình?

Xem lời giải

II. Viết

Chọn một trong hai đề sau để viết bài văn ngắn:

Đề 1. Phân tích giá trị văn hoá hoặc triết lí nhân sinh trong một tác phẩm văn xuôi đã học ở Bài 5 và Bài 7 trong sách “Ngữ văn 11”, tập hai.

Đề 2. Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (trích kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng).

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn ngữ văn 11 tập 2 cánh diều, hay khác:

Để học tốt Soạn ngữ văn 11 tập 2 cánh diều, loạt bài giải bài tập Soạn ngữ văn 11 tập 2 cánh diều đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.