Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Thời gian.

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Thời gian.

Bài Làm:

1. Tác giả

- Văn Cao (1923 - 1995) tên thật là Nguyễn Văn Cao

- Quê ở Nam Định nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, đây cũng là nơi ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình.

- Đặc điểm nghệ thuật

  • Văn Cao nổi bật ở nhiều thể loại, đặc biệt là ở lĩnh vực âm nhạc, có năng khiếu ở nhiều lĩnh vực khác như hội họa, viết văn hay ở các lĩnh vực về thẩm mĩ khác.
  • Giai đoạn đầu sáng tác, Văn Cao chủ yếu viết về nhạc tiền chiến sau đó mới chuyển sang viết văn, những tác phẩm của ông nổi bật và được văn học Việt Nam đánh giá cao.
  • Tác phẩm chính: Văn Cao có tác phẩm Tiến quân ca, bài hát đã trở thành quốc ca của nước Việt Nam - đó như là một niềm tự hào của hàng triệu người dân Việt Nam qua nhiều thế kỉ. Ông sáng tác không nhiều tác phẩm thơ ca nhưng luôn mang một nét độc đáo riêng biệt, chủ yếu được lấy từ tập thơ Lá (1988), Tuyển tập Văn Cao - Thơ (1994).

2. Tác phẩm Thời gian

- Thể loại: Thơ tự do

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 

- Cấu tứ: Thời gian trôi qua thật nhanh nhưng vẻ đẹp, sức sống của những câu thơ, những bài hát là vĩnh cửu và cả đôi mắt của “em” thì mãi còn đó.

- Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm: Bài thơ Thời gian được rút trong tập thơ Tuyển tập Văn Cao - Thơ sáng tác năm 1994

- Bố cục:

  • Phần 1( 4 câu thơ đầu): Thời gian bị tàn phá
  • Phần 2 (3 câu cuối): Khẳng định sức sống mãnh liệt và trường tồn của thời gian

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn ngữ văn 11 chân trời bài 8 Thời gian

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi: Khi hình dung về thời gian, người ta thường nghĩ đến ngôn từ nào?

Xem lời giải

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Hãy tưởng tượng âm thanh tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn.

Xem lời giải

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Dòng thơ đầu tiên cho thấy nhà thơ hình dung như thế nào về thời gian và về quan hệ giữa thời gian với con người?

Xem lời giải

Câu 2: Hình ảnh "chiếc lá khô" và "tiếng sỏi trong lòng giếng cạn" gợi cho bạn cảm nhận gì về thời gian?

Xem lời giải

Câu 3: Hãy chỉ ra:

a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh "những câu thơ", "những bài hát" và "đôi mắt em" ở sáu dòng thơ cuối.

b. Điểm khác biệt giữa các hình ảnh vừa nêu (ở sáu dòng thơ cuối) và hình ảnh "những chiếc lá" (ở sáu dòng thơ đầu).

Xem lời giải

Câu 4: Nhận xét về mối tương quan giữa các hình ảnh thơ theo cột ngang và cột dọc trong bảng sau:

Sáu dòng thơ đầu

Sáu dòng thơ cuối

Những chiếc lá khô

Những bài hát còn xanh

Những câu thơ còn xanh

Tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

Hai giếng nước

 

 

Xem lời giải

Câu 5: Nhận xét về nhạc điệu (thể hiện qua vần, nhịp, phối thanh, cấu trúc lặp...) của bài thơ "Thời gian".

Xem lời giải

Câu 6: Đọc lại bài thơ Độc "Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du) mà bạn đã học trong Bài 7. Những điều trông thấy. Nêu ít nhất một điểm tương đồng và một điểm khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả Nguyễn Du và Văn Cao.

Xem lời giải

Câu 7: Tìm nghe một bài hát của Văn Cao và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm xúc của bạn khi nghe bài hát đó.

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Thời gian

Xem lời giải

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Thời gian.

Xem lời giải

Câu 4. Phân tích tác phẩm Thời gian.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Để học tốt Soạn ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập Soạn ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.