Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Đây mùa thu tới.

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Đây mùa thu tới.

Bài Làm:

1. Tác giả

  • Xuân Diệu (1916- 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.
  • Quê: Can Lộc - Hà Tĩnh nhưng sống với mẹ ở Quy Nhơn.
  • Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
  • Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)... Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học.

2. Tác phẩm

  • “Đây mùa thu tới” được in trong tập thơ xuất bản năm 1938, là một trong những bài thơ mang đậm hồn thơ và phong cách sáng tác của Xuân Diệu.
  • “Đây mùa thu tới” được bắt nguồn từ cảm hứng rất Xuân Diệu, đó là cảm quan về thời gian. Bài thơ được sáng tác khi Xuân Diệu nhìn hàng liễu bên hồ gần nhà, ông đã từng thốt lên điều này khi nhìn hàng liễu rủ bên hồ mềm mại như mái tóc dài của người thiếu nữ, đồng thời, nó như những giọt nước mắt chảy dài mang vẻ đẹp mơ màng, buồn man mác nhưng cũng không kém phần lãng mạn.

3. Bố cục

  • Phần 1: Khổ thơ thứ nhất: Cảm nhận của nhà thơ khi mùa thu tới.
  • Phần 2: Khổ thơ thứ hai:  Khu vườn mùa thu.
  • Phần 3: Khổ thơ thứ ba: Cảnh vật mùa thu.
  • Phần 4: Khổ thơ cuối: Không gian thu mênh mông, rộng lớn.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn ngữ văn 11 cánh diều bài 6 Đây mùa thu tới

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Điệp ngữ "mùa thu tới" trong dòng thơ số 3 có ý nghĩa gì?

Xem lời giải

Câu 2. Cách chấm câu trong khổ 3 có giá trị biểu đạt gì?

Xem lời giải

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và đưa ra lí do cho sự lựa chọn của em.

Xem lời giải

Câu 2. Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất được khắc họa qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét của em về mối quan hệ giữa các chi tiết đó.

Xem lời giải

Câu 3. Ở khổ 2, sự rụng rơi của thế giới cảnh vật trước cái lạnh diễn ra theo trật tự: hoa - lá - cành. Trật tự theo “bước đi của thời gian” này có ý nghĩa gì?

Xem lời giải

Câu 4. Hãy so sánh sự khác biệt của không gian thơ ở khổ 2 với khổ 3. Chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của sự khác biệt này.

Xem lời giải

Câu 5. Em hiểu như thế nào về tâm trạng “buồn không nói”, “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi” của “Ít nhiều thiếu nữ” trong hai câu kết của bài thơ? Qua đó, chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Xem lời giải

Câu 6. Nêu và lí giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Đây mùa thu tới.

Xem lời giải

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Đây mùa thu tới.

Xem lời giải

Câu 4. Phân tích tác phẩm Đây mùa thu tới.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn ngữ văn 11 tập 2 cánh diều, hay khác:

Để học tốt Soạn ngữ văn 11 tập 2 cánh diều, loạt bài giải bài tập Soạn ngữ văn 11 tập 2 cánh diều đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.