Nêu những hành động của Tôn Thất Thuyết chứng tỏ ông là đại diện cho phái chủ chiến trong triều đình Huế. Vì sao ông làm như vậy? Lý giải vì sao cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến mặc dù diễn ra trong thế chủ động nhưng cuối cùng lại thất bại

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế

Đọc thông tin kết hợp quan sát kênh hình, hãy:

  • Nêu những hành động của Tôn Thất Thuyết chứng tỏ ông là đại diện cho phái chủ chiến trong triều đình Huế. Vì sao ông làm như vậy?
  • Lý giải vì sao cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến mặc dù diễn ra trong thế chủ động nhưng cuối cùng lại thất bại.
  • Trình bày suy nghĩ của em về bài học trong công tác chuẩn bị phản công quân Pháp của phái chủ chiến.

Bài Làm:

Những hành động của Tôn Thất Thuyết chứng tỏ ông là đại diện cho phái chủ chiến trong triều đình Huế:

  • Dựa vào sự ủng hộ của những quan lại có tinh thần chống Pháp, Tôn Thất Thuyết thẳng tay trừng trị những người thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi)
  • Tích cực xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, khí giới,....
  • Rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá nhưng thất bại.

=> Tôn Thất Thuyết làm vậy vì ông không muốn mất nước, ông không muốn giao đất nước vào tay kẻ thù.

Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến mặc dù diễn ra trong thế chủ động nhưng cuối cùng lại thất bại vì:

  • Công tác chuẩn bị chưa tốt.
  • So sánh lực lượng, vũ khí thì đội quân phái chủ chiến kém hơn.

Suy nghĩ của em về bài học trong công tác chuẩn bị phản công quân Pháp của phái chủ chiến: Qua sự thất bại của phái chủ chiến, em nhận thấy rằng, tình thần yêu nước của nhân dân ta rất mạnh mẽ, tuy nhiên còn rời rạc và chưa gắn kết lại được với nhau nên chưa tạo nên được sức mạnh lớn nhất. Do đó, bài học rút ra là chúng ta phải thực hiện khâu chuẩn bị thật kĩ càng. Cụ thể là: 

  • Về chiến lược: Vạch ra chiến lược cụ thể, từng bước đi rõ ràng.
  • Về lực lượng: Kêu gọi và huy động tập hợp tất cả những người yêu nước để tạo nên lực lượng to lớn.
  • Về vũ khí: Trang bị vũ khí hiện đại, tiên tiến
  • Về lương thực: Chuẩn bị đủ lương thực, nước uống cho đội quân tham gia trận chiến để có sức khoẻ đánh Pháp lâu dài.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn bài 17: Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896

Xem thêm các bài Khoa học xã hội 8, hay khác:

Để học tốt Khoa học xã hội 8, loạt bài giải bài tập Khoa học xã hội 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 1

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 2

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.