Nói và nghe
Bài tập 1. Nêu những gì bạn phải chuẩn bị để nghe và phản hồi bản thuyết trình về kết quả nghiên cứu theo đề tài được nêu trong bài tập 1 ở phần Viết.
Bài tập 2. Lập một phiếu đánh giá với các tiêu chỉ và nội dung cụ thể để đánh giá bản thuyết trình về kết quả nghiên cứu theo đề tài được nếu trong bài tập 2 ở phần Viết.
Bài Làm:
Bài tập 1.
Những điều có thể phải chuẩn bị để nghe và phản hồi bản thuyết trình về kết quả nghiên cứu theo đề tài được nêu trong bài tập 1 của phần Viết:
- Ôn lại những kiến thức đã học về cấu trúc của một bài báo cáo kết quả nghiên cứu (thuyết trình về kết quả nghiên cứu) và cách thể hiện bài báo cáo (thuyết trình) đó.
– Đọc kĩ lớp chèo Xuý Vân giả dại và các tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề lời thoại trong kịch bản chèo.
– Hình thành những nhận định khái quát về tính cách và hành động của Xuý Vân. - Đánh dấu (chép vào giấy hoặc ghi nhớ trong đầu) những lời thoại của Xuý Vân
mà theo bạn cần đặc biệt chú ý.
– Hình thành trước một số câu hỏi có thể đặt ra cho người báo cáo (thuyết trình): Các luận điểm cốt lõi của bài nghiên cứu là gì? Sự thống nhất giữa chức năng biểu hiện tính cách và biểu hiện hành động của lời thoại trong chèo đã được bạn chú ý như thế nào? Bạn đã quan tâm lí giải nguyên nhân tạo nên các đặc điểm của lời thoại trong chèo như thế nào?...
Bài tập 2. Phiếu đánh giá bản thuyết trình về kết quả nghiên cứu theo đề tài được nêu trong bài tập 2 của phần Viết cần có các tiêu chí và nội dung cụ thể như sau:
– Tiêu chí: nội dung thuyết trình, cách thuyết trình, sự tương tác (dựa vào
bảng trong SGK Ngữ văn 10, tập một, tr. 150). – Nội dung cụ thể của từng tiêu chí:
Tiêu chỉ 1: + Bám sát vấn đề nghiên cứu chứa đựng trong đề tài (Việc vận dụng các thể thơ chứa dựng trong đô thị của dân tộc trên sân khẩu chèo hoặc tuồng).
+ Nói được cách thức thực hiện báo cáo nghiên cứu.
+ Chọn được đoạn trích chèo hoặc tuồng phù hợp mà ở đó tác giả kịch bản có sử dụng các thể thơ dân tộc.
+ Nêu được các luận điểm rõ ràng kèm theo những bằng chứng xác đáng.
+ Bài thuyết trình có đủ các phần: Mở đầu, Triển khai, Kết luận.
Tiêu chỉ 2, 3: Nội dung cụ thể nên viết theo gợi ý trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 150).
– Hình thức của phiếu đánh giá có thể được trình bày tuỳ ý, miễn sao thể hiện rõ ràng các tiêu chí và nội dung cụ thể đã được nêu trên cùng với thang đo (có thể theo hệ thống đạt, chưa đạt hoặc tốt, khá, trung bình).