Lời nói, việc làm của bạn nào có thể dẫn đến bất hoà?

LUYỆN TẬP

Câu 1. Lời nói, việc làm của bạn nào có thể dẫn đến bất hoà? Vì sao?

Câu 2. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây về lợi ích của việc xử lí bất hoà? Vì sao?

Bài Làm:

Câu 1. Lời nói, việc làm của các bạn trong tranh 1, 3, 5 và 6 có thể dẫn đến bất hoà vì:

  • Tranh 1: Bạn nam nói bạn nữ là đồ mít ướt có thể khiến bạn cảm thấy tủi thân và không được tôn trọng, từ đó nảy sinh bất hoà.
  • Tranh 3: Bạn nam cố tình hát, gây mất trật tự trong thư viện mặc dù đã được nhắc nhở có thể khiến bạn nữ tức giận và làm hai bạn cãi nhau.
  • Tranh 5: Hành động lấy sách khi chưa được sự cho phép có thể khiến bạn nam cảm thấy cáu giận và khó chịu, từ đỏ xảy ra bất hoà.
  • Tranh 6: Hai bạn đùn đẩy công việc cho nhau, không thể hoàn thành nhanh chóng sẽ khiến cả hai tức giận, nghĩ rằng do đối phương ảnh hưởng đến công việc và nảy sinh mâu thuẫn.

Câu 2.

  • Em đồng tình với ý kiến "Xử lí bất hoà giúp chúng mình hiểu nhau hơn, tình bạn thân thiết hơn." vì:
    • Cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ giúp chúng ta trở nên sáng suốt hơn, hiểu lí do tại sao bạn mình lại có những phản ứng như vậy và nguyên nhân gây ra bất hoà.
    • Từ đó khiến tình bạn trở nên khăng khít, thấu hiểu và vị tha hơn.
  • Em không đồng ý với ý kiến "Xử lí bất hoà sẽ gây ra tranh cãi, giận hờn." vì:
    • Chỉ khi tháo gỡ được những khúc mắc giữa đôi bên, quan hệ bạn bè mới có thể trở lại như bình thường.
    • Trong quá trình giải quyết vấn đề có thể xảy ra một số tranh cãi nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường và cần thiết để mọi người có thể nói ra những suy nghĩ của mình.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải đạo đức 3 chân trời bài 10: Em nhận biết bất hòa với bạn

KHỞI ĐỘNG

  • Quan sát tranh và cho biết điều gì đang xảy ra?

  • Theo em, khi đó hai bạn cảm thấy như thế nào?

Xem lời giải

KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI

Câu 1. Quan sát tranh và cho biết tình huống nào thể hiện sự bất hoà?

Kể thêm các biểu hiện bất hoà với bạn mà em biết?

Xem lời giải

Câu 2. Quan sát tình huống và cho biết lợi ích của việc xử lí bất hoà?

Kể thêm các lợi ích khác của việc xử lí bất hoà?

Xem lời giải

VẬN DỤNG

Câu 1. Kể lại một số tình huống bất hoà của em với bạn. Cho biết tình bạn giữa em và bạn sẽ thế nào nếu không xử lí bất hoà?

Câu 2. Nêu một số biểu hiện bất hoà thường gặp của em với bạn bè và đề xuất cách ứng xử phù hợp.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải đạo đức 3 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải đạo đức 3 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 3 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 3 | Để học tốt Lớp 3 | Giải bài tập Lớp 3

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 3, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 3 giúp bạn học tốt hơn.