Khi bị rò rỉ gas, mình nên làm gì và không nên làm gì? Khi bị ngộ độc thực phẩm, mình nên làm gì?

b. Góc tư vấn

Tư vấn giúp bạn Lan trong các trường hợp dưới đây:

  • Khi bị rò rỉ gas, mình nên làm gì và không nên làm gì?
  • Khi bị ngộ độc thực phẩm, mình nên làm gì?

Bài Làm:

Khi bị tò rỉ gas:

Nên làm Không nên làm
  • Tìm cách khóa van bình gas lại và tuyệt đối không ngắt/mở các thiết bị điện
  • Sử dụng các phương tiện thông gió thủ công, Ví dụ: quạt nan hoặc bìa cứng để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.
  • Mở hết các cửa để khí gas thoát ra ngoài.
  • Nhanh chóng di chuyển ra ngoài kêu gọi mọi người hỗ trợ.
  • Không sử dụng các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt…
  • Tuyệt đối không gọi điện thoại tại khu vực có mùi gas.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta nên:

  • Cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào.
  • Trường hợp nạn nhân không thể nôn được, cần cho uống than hoạt tính để hấp thu các chất độc.
  • Khi nạn nhân có biểu hiện tiêu chảy, không nên uống thuốc cầm tiêu chảy mà cần cho bệnh nhân tiêu ra hết
  • Nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện mất nước nên cho uống oresol pha với 1 lít nước hoặc pha 1/2 muỗng cà phê muối với 4 muỗng cà phê đường trong 1 lít nước. 
  • Trường hợp nạn nhân có biểu hiện hôn mê, co giật cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị.
  • Khi xảy ra ngộ độc, cần bảo quản lạnh thực phẩm nghi ngờ để gửi mẫu kiểm nghiệm tìm nguyên nhân.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn VNEN GDCD 8 bài 11: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.