2. Kết thúc tìm hiểu tại 5 trạm học tập, các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và điền vào kết quả dưới đây:
Tín ngưỡng, tôn giáo là gì? | Nêu một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam | Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo | Trách nhiệm của Nhà nước với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo | Trách nhiệm của học sinh với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo |
Bài Làm:
Tín ngưỡng, tôn giáo là gì? | Nêu một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam | Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo | Trách nhiệm của Nhà nước với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo | Trách nhiệm của học sinh với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo |
- Tín ngưỡng là lòng tin vào một điều gì đó thần bí - Tôn giáo là một hệ thống văn hóa của các hành vi và thực hành được chỉ định, quan niệm về thế giới, các kinh sách, địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, đạo đức... |
- Tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, Hồi giáo - Tín ngưỡng: Thờ Mẫu, Thờ vua Hùng, Thờ Đức Thánh Trần, ... |
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào. - Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa. - Bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không được ai cưỡng bức hoặc cản trở. |
- Đảm bảo quyền được lập hội và họp hội - Công nhận về mặt tổ chức theo quy định của pháp luật cho 13 tổ chức tôn giáo. - Chăm lo đến việc đào tạo các chức sắc tôn giáo để thúc đẩy tổ chức và hoạt động của các tổ chức tôn giáo, đáp ứng nhu cầu của nhân dân - Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động tôn giáo như nhà thờ, đền, chùa, thánh thất.... - Quyền tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội của các tín đồ tôn giáo được tôn trọng và đảm bảo... |
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ… - Không được bài kích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. - Không lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước. |