Kể lại câu chuyện về một danh nhân ở địa phương (theo gợi ý dưới đây):

2. TÌM HIỂU VÀ KỂ CHUYỆN VỀ DANH NHÂN

Câu hỏi:

 - Kể lại câu chuyện về một danh nhân ở địa phương (theo gợi ý dưới đây):

- Tên danh nhân

- Danh nhân đó gắn với câu chuyện nào?. Kể vắn tắt nội dung câu chuyện

- Em học được điều gì từ danh nhân đó.

Bài Làm:

Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh. Rất nhiều vị anh hùng đã góp phần làm nên lịch sử của dân tộc. Một trong số đó phải kể đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh là Văn. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước, nên từ nhỏ đã được giáo dục về lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương, đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng, giao cho nắm giữ trọng trách quan trọng. Chuyện kể rằng cuối năm 1954, Ban Thường vụ T.Ư quyết định thành lập Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận. Trước khi ra mặt trận, Bác Hồ có hỏi: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?”. Đại tướng trả lời: “Thưa Bác, chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề gì quan trọng, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị!”. Bác bảo: “Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau”. Khi chia tay, Bác căn dặn: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh!”.

Nhờ có sự tin tưởng tuyệt đối của Bác Hồ đã củng cố quyết tâm thực hiện phương châm tác chiến phải “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng. Kết quả là chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành thắng lợi vẻ vang.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông đã trở thành tấm gương sáng ngời để thế hệ sau noi theo.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải ngắn gọn Lịch sử và địa lí 4 kết nối bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống ở địa phương em

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Quan sát những hình bên và chia sẻ những thông tin mà em biết liên quan đến hình ảnh đó.

Hãy giới thiệu những phong tục tương tự ở địa phương em.

Xem lời giải

KHÁM PHÁ

1. VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào Tài liệu giáo dục địa phương, hãy thực hiện nhiệm vụ:

- Kể tên một số phong tục, tập quán, nhà ở, lễ hội và món ăn ở địa phương em. 

- Giới thiệu với bạn về một loại trang phục hoặc một món ăn/ một lễ hội tiêu biểu ở địa phương em.

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

Câu 1: Lập và hoàn thiện bảng (theo gợi ý dưới đây) về một số nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của địa phương em.

Xem lời giải

Câu 2: Giới thiệu về một lễ hội hoặc một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em

Xem lời giải

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Lập kế hoạch cho buổi tham quan về một di tích lịch sử- văn hóa của địa phương em (theo gợi ý dưới đây):

- Tên di tích

- Mục đích tham quan 

- Thời gian dự kiến

- Chuẩn bị 

- Các bước thực hiện

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải siêu ngắn lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải siêu ngắn lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 4 | Để học tốt Lớp 4 | Giải bài tập Lớp 4

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 4, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.