IV. Hoạt động 4: Thảo luận và trả lời câu hỏi

III. Hoạt động 2: Lập bản đồ khái niệm

IV. Hoạt động 4: Thảo luận và trả lời câu hỏi

1. Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không?

2. Nêu những điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài?

3. Quần thể người khác với quần thể sinh vật ở những đặc điểm nào? Nêu ý nghĩa của tháp dân số.

4. Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào?

5. Hãy điền những cụm từ thích hợp vào các ô màu vàng ở sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây và giải thích.

6. Trình bày những hoạt động tích cực và tiêu cực của con người đối với môi trường?

7. Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoại động của con người gây ra? Nêu những biện pháp hạn chế ô nhiễm.

8. Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiển nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí?

9. Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái.

10. Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản của luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Bài Làm:

1. Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật vì dưới tác động của các nhân tố sinh thái làm cho khả năng thích nghi của từng loài thay đổi → thay đổi kiểu hình của một cơ thể để thích nghi → biểu hiện thành các đặc điểm hình thái bên ngoài.

2.  Điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài là: quan hệ khác loài có nhiều hình thái quan hệ hơn quan hệ cùng loài.

      + Quan hệ cùng loài: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh về thức ăn, nơi ở…

      + Quan hệ khác loài: quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác) và quan hệ đối kháng (cạnh tranh, sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm).

3. - Quần thể người có những đặc trưng kinh tế – xã hội mà quần thể sinh vật khác không có. Đó là do con người có hệ thần kinh phát triển cho phép con người có lao động và tư duy, có óc sáng tạo, luôn làm việc có mục đích trước, có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.

      - Ý nghĩa của hình tháp dân số: Hình tháp dân số thể hiện tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong của từng lứa tuổi, cho biết nước đó có dạng tháp dân số trẻ hay già từ đó cho thấy được đặc điểm phát triển dân số của một nước.

4. Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản là những quan hệ khác loài (ở quần xã).

      + Ở quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể thích nghi về mặt dinh dưỡng và nơi ở.

      + Ở quần xã, ngoài mối quan hệ thích nghi còn có các mối quan hệ khác loài (hỗ trợ và đối kháng).

5.  * Có thể lấy thêm ví dụ:

      Lá cây → Sâu → Chuột → Vi sinh vật

  Giải thích:

      + Lá cây là thức ăn cho sâu và vi sinh vật phân giải.

      + Sâu là thức ăn cho chuột và khi chết sẽ bị vi sinh vật phân giải.

      + Chuột chết sẽ được vi sinh vật phân giải thành chất mùn hữu cơ.

      + Vi sinh vật phân rã lá cây khô, sâu và chuột chết thành chất mùn.

6. - Những hoạt động tiêu cực của con người đối với môi trường:

      + Khai thác rừng bừa bãi.

      + Săn bắt động vật hoang dã.

      + Đổ rác thải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt ra môi trường.

      + Sử dụng các chất phóng xạ, các hóa chất độc,...

   - Những hoạt động tích cực của con người đối với môi trường:

      + Sử dụng nguồn năng lượng sạch.

+ Khai thác tài nguyên lâm, thủy sản hợp lí.

      + Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…

      + Trồng cây, gây rừng.

      + Phòng cháy rừng.

      + Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.

      + Phát triển dân số hợp lí.

      + Sử dụng đất hợp lí, có kế hoạch cải tạo đất.

      + Nghiêm cấm việc dùng thử và sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.

      + Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường.

7. - Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra vì ô nhiễm môi trường do nguyên nhân từ hoạt động của tự nhiên rất ít như: núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển… Còn rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm khác đều do hoạt động của con người gây ra như hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chất thải trong sinh hoạt, chất thải nhiễm phóng xạ, hậu quả từ chiến tranh, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách…

   - Những biện pháp hạn chế ô nhiễm:

      a) Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.

      b) Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, Mặt Trời).

      c) Tạo bể lắng và lọc nước thải.

      d) Xây dựng nhà máy xử lí rác.

      e) Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.

      g) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.

      h) Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,…

      i) Xây dựng công viên cây xanh, trồng nhiều cây xanh.

      j) Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống.

      k) Xây dựng nơi quản lí thật chặt các chất gây nguy hiểm cao.

      l) Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.

      m) Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.

8. Tài nguyên không phải là vô tận, không đáp ứng hết được mọi nhu cầu sử dụng của con người. Nếu chúng ta không sử dụng chúng một cách hợp lí thì không thể duy trì chúng lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu sử dụng hiện tại và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

      - Sử dụng hợp lí tài nguyên đất bằng các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn,… và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

      - Sử dụng hợp lí tài nguyên nước: bằng cách không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.

      - Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng bằng cách kết hợp khai thác có mức độ tài nguyên với bảo vệ và trồng rừng, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia,… để bảo vệ các khu rừng quý có nguy cơ bị khai thác.

9. - Cần bảo vệ các hệ sinh thái vì hệ sinh thái có vai trò rất quan trọng, là cơ sở cho sự đa dạng của các loài sinh vật.

      + Hệ sinh thái rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

      + Hệ sinh thái biển rất phong phú là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu cho con người.

      + Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

- Các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái:

  * Bảo vệ hệ sinh thái rừng:

      + Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.

      + Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…

      + Trồng rừng.

      + Phòng cháy rừng.

      + Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh định cư.

      + Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.

      + Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng.

* Bảo vệ hệ sinh thái biển:

      + Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển.

  * Bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp:

      + Bên cạnh việc bảo vệ là cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.

10. - Cần có luật bảo vệ môi trường để:

    + Điều chỉnh hành vi của xã hội, để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.

    + Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

  - Một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam (gồm 7 chương với 55 điều khoản):

1. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương II)

      - Quy định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường có liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan.

      - Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.

2. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương III)

      - Các tổ chức và cá nhân cần phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.

      - Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.

Xem thêm các bài Khoa học tự nhiên 9, hay khác:

Để học tốt Khoa học tự nhiên 9, loạt bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 -TẬP 1

Phần 1. Hóa học

Phần 2. Vật lý

Phần 3. Sinh học

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 - TẬP 2

Phần 1: Hóa học

Phần 2: Vật lí

Phần 3: Sinh học

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.