Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em”? Nêu cảm nhận về hình ảnh đó.

Bài tập 2. Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em”? Nêu cảm nhận về hình ảnh đó.

Bài Làm:

Các hình ảnh thiên nhiên có trong bài thơ: 

Em gửi gì trong gió trong mây
Ðể sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương toả bay!

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
gió mây kia đổi hướng thay mầu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau

Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?

Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao...

Những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em” chủ yếu được thể hiện trong khổ thơ thứ 3: 

  • Gió Tháp Mười: tâm trạng cô đơn, hun hút, trống vắng của tác giả.
  • Bầu trời, cánh đồng: không gian rộng lớn, bát ngát càng làm nỗi cô đơn, trống trải trở nên mạnh mẽ, rõ ràng hơn.
  • Hương tràm: bơ vơ, lạc lõng khi mất ảnh. Cảnh còn đây mà người đã đi đâu mất rồi.

Cảm nhận về những hình ảnh này:

  • Biện pháp tu từ điệp ngữ từ "thổi" đi cùng dấu phẩy tạo ra sự ngăn cách của câu thơ. Cơn gió không chỉ còn là hình ảnh thiên nhiên mà còn thổi cả vào lòng tác giả. Dường như ngọn gió cũng cảm nhận được sự trống vắng trong lòng người. Bên cạnh đó, câu hỏi tu từ "hương tràm bên anh, mà em đi đâu?" đã tạo ra khoảng lặng. Hương tràm gắn liền với em, hương tràm vẫn bên anh mà em thì không ở đây nữa. Câu thơ không chỉ là lời khẳng định cho tình yêu mà còn gợi nên sự cô đơn, khắc khoải của tác giả.

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT Ngữ văn 10 cánh diều bài 7 thơ tự do II Bài tập đọc hiểu Đi trong hương tràm

Bài tập 1. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu v vào ô phù hợp.

Nội dung phát biểu

Đúng

Sai

(1) Nhân vật trữ tình là chàng trai, người xưng “anh” trong bài thơ

 

 

(2) Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn

 

 

(3) Các hình ảnh “hương tràm/ “hoa tràm/ “lá tràm” là hình ảnh thiên nhiên thân thuộc của quê hương và luôn gắn bó với nỗi nhớ “em”

 

 

(4) Trong nhan đề bài thơ Đi trong hương tràm, tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ

 

 

(5) Bài thơ là sự hoà quyện giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu quê hương, đất nước

 

 

 

Xem lời giải

Bài tập 3. Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ có gì giống và khác nhau? Từ đó, em hiểu như thế nào về nhan đề Đi trong hương tràm?

Xem lời giải

Bài tập 4. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ thơ kết của bài thơ.

Xem lời giải

Bài tập 5. Em thích nhất câu thơ, hình ảnh nào của bài Đi trong hương tràm? Vì sao?

Xem lời giải

Bài tập 6. Hãy nghe bài hát phổ nhạc từ bài thơ Đi trong hương tràm. Em thấy bài hát có truyền tải thành công cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ không?

Xem lời giải

Bài tập 7. Hãy tìm đọc thêm bài thơ Hương thầm của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. Theo em, điểm gặp gỡ giữa hai bài thơ Đi trong hương tràm và Hương thầm là gì?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 2 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 2 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập