Giải thí nghiệm 3 bài thực hành số 6 hóa học 10 nâng cao: Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc trang 193

Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc

a) Tính oxi hóa

  • Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học.
  • Xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.

b) Tính háo nước

  • Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học.
  • Xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.

Bài Làm:

Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc

a) Tính oxi hóa

Dụng cụ, hóa chất:

  • Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, diêm,…
  • Hóa chất: H2SO4 đặc, đồng mảnh.

Cách tiến hành:

  • Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống ngiệm (phải hết sức thận trọng)
  • Cho mảnh nhỏ Cu vào ống nghiệm, đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
  • Quan sát hiện tượng.

Hiện tượng:

  • Dung dịch đang không màu chuyển dần sang xanh, mảnh đồng tan dần, có bọt khí xuất hiện.

Cu + 2H2SO4 đặc →(to) CuSO4 + SO2 + 2H2O

                   (Xanh)

=>H2SO4 đặc đóng vai trò là chất oxi hóa, Cu đóng vai trò là chất khử.

b) Tính háo nước

Dụng cụ, hóa chất:

  • Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm,…
  • Hóa chất: H2SO4 đặc, đường kính.

Cách tiến hành:

  • Cho một thì nhỏ đường kính hoặc bột gạo vào ống nghiệm.
  • Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
  • Quan sát hiện tượng.

Hiện tượng – giải thích

  • Hiện tượng: Đường kính chuyển dần từ trắng sang đen, hỗn hợp sau phản ứng đẩy lên đến miệng ống nghiệm. Ngoài ra còn có khí thoát ra.
  • Giải thích: Do xảy ra phản ứng giữa đường và H2SO4đặc tạo ra than màu đen, khí sinh ra làm hỗn hợp trào lên.

C12H22O11  →(H2SO4đặc) 12C + 11H2O

C + 2H2SO4 đặc → CO2 + 2SO2 + 2H2O

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài thực hành số 6 hóa 10 nâng cao: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh sgk trang 193

Thí nghiệm 1: Điều chế và chứng minh tính khử của H2S

  • Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học.
  • Xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.

Xem lời giải

Thí nghiệm 2: Điều chế và chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit

a) Tính khử của SO2 (với KMnO4)

  • Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học.
  • Xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.

b) Tính oxi hóa của SO2

  • Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học.
  • Xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.

Xem lời giải