Bài 9.13: Trang 66 SBT hóa 11
Chất CH3-CH(CH3) – CH2 -COOH có tên là ?
A. axit 2-metylpropanoic.
B. axit 2-metylbutanoic.
C. axit 3-metylbuta-1-oic.
D. axit 3-metylbutanoic.
Bài 9.14: Trang 66 SBT hóa 11
Axit propionic có công thức cấu tạo :
A. CH3-CH2-CH2-COOH.
B. CH3-CH2-COOH.
C. CH3-COOH.
D. CH3-[CH2]3-COOH.
Bài 9.15: Trang 66 SBT hóa 11
Bốn chất sau đây đều có phân tử khối là 60. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?
A. H-COO-CH3.
B. HO-CH2-CHO.
C. CH3-COOH.
D. CH3-CH2-CH2-OH.
Bài 9.16: Trang 66 SBT hóa 11
Trong 4 chất dưới đây, chất nào dễ tan trong nước nhất ?
A. CH3-CH2-COO-CH3.
B. CH3-COO-CH2-CH3.
C. CH3-CH2-CH2-COOH.
D. CH3-CH2-CH2-CH2-COỌH.
Bài 9.17: Trang 66 SBT hóa 11
Trong 4 chất dưới đây, chất nào phản ứng được với cả 3 chất : Na, NaOH và NaHCO3 ?
A. C6H5-OH.
B. HO-C6H4-OH.
C. H-COO-C6H5.
D. C6H5-COOH.
Bài Làm:
Bài 9.13. Đáp án D
Đánh số thứ tự từ nhóm –COOH => Nhóm –CH3 ở vị trí C số 3
Tên = “axit” chỉ số nhánh – tên nhánh- mạch chính – oic = axit 3-metylbutanoic
Bài 9.14. Đáp án B
Axit propionic => Mạch chính gồm 3C (tính cả -COOH) , không nhánh
=> CH3-CH2-COOH
Bài 9.15. Đáp án C
Axit cacboxylic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol, adehit, este có khối lượng phân tử sấp sỉ nhau.
=> CH3-COOH.
Bài 9.16. Đáp án C
Axit cacboxylic khi dễ tan trong nước vì tạo liên kết hidro với nước.
CH3-CH2-CH2-COOH, CH3-CH2-CH2-CH2-COỌH > CH3-COO-CH2-CH3, CH3-CH2-COO-CH3.
=> Độ tan của : CH3-CH2-CH2-COOH > CH3-CH2-CH2-CH2-COỌH (Khối lượng mol nhỏ hơn thì độ tan lớn hơn)
Bài 9.17. Đáp án D
C6H5-COOH + Na → C6H5-COONa + ½ H2
C6H5-COOH + NaOH → C6H5-COONa + H2O
C6H5-COOH + NaHCO3 → C6H5-COONa + CO2 + H2O