Em hãy viết bài để phê phán các biểu hiện không có văn hóa trong tiêu dùng và tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hóa.

Câu 2: Em hãy viết bài để phê phán các biểu hiện không có văn hóa trong tiêu dùng và tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hóa.

Bài Làm:

phê phán về hành vi “tiêu dùng thái quá”, gây lãng phí và gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường

Tiêu dùng thái quá, hay nói cách khác, sự phát triển về mọi mặt phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, bên cạnh việc góp phần vào tăng trưởng kinh tế, lại gián tiếp hủy hoại môi trường.

Chẳng hạn, khi người ta hào hứng với những con số tăng trưởng của thị trường viễn thông, của số điện thoại trên đầu người, của sự đóng góp lĩnh vực này vào GDP, rất ít người đặt câu hỏi với các nhà sản xuất, để sản xuất ra hàng triệu chiếc điện thoại “đời mới” họ đã sử dụng bao nhiêu m3 nước sạch, tiêu tốn bao nhiêu năng lượng, sử dụng bao nhiêu nguyên liệu và thải ra bao nhiêu tấn chất độc hại? Điều này chắc chắn các nhà sản xuất dễ “lờ” đi. Họ lại càng không muốn đề cập đến câu chuyện tiếp theo sau sử dụng là hàng triệu chiếc điện thoại đời cũ bị vứt bỏ sẽ tạo nên bao nhiêu tấn chất thải độc hại nữa?!!!

Đó mới chỉ là câu chuyện của thời trang và chiếc điện thoại nhỏ bé. Còn với những chiếc xe hơi - biểu tượng của nền kinh tế phát triển - thì sự tàn phá sẽ tăng gấp hàng bao nhiêu lần? Từ khi sản xuất, đến khi sử dụng, rồi cuối cùng là vào bãi rác, chiếc xe luôn luôn phá hoại môi trường. Người ta đã nói khá nhiều về phát triển bền vững nhưng nói chỉ cho có, bởi mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn tỏ ra mạnh hơn việc bảo vệ môi trường, nhất là đối với các nước đang đặt mục tiêu thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Tăng trưởng kinh tế hầu như đồng nghĩa với hủy hoại môi trường, kể cả khi các doanh nghiệp và người dân có ý thức bảo vệ môi trường ở mức cao nhất. Mỗi kWh điện được tiêu thụ đồng nghĩa với một lượng nhiên liệu bị đốt cháy và một lượng khí CO2 được tung vào khí quyển từ các nhà máy nhiệt điện. Mỗi sản phẩm được tiêu dùng đồng nghĩa với một lượng tài nguyên bị khai thác, trong đó, có nhiều tài nguyên không thể tái tạo, và một lượng chất thải từ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó.

Nếu đó là sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống thì còn có thể biện minh cho cái giá phải trả. Tuy vậy, động cơ lợi nhuận đã đẩy guồng máy kinh tế chạy hết tốc lực, đồng thời, tạo ra một xã hội tiêu thụ mà phần lớn hàng hóa được tiêu dùng một cách hết sức lãng phí.

Chạy theo các sản phẩm mới là một kiểu lãng phí. Dùng xe hơi phân khối lớn để đi lại trong thành phố đông đúc, nơi chỉ có thể nhích từng bước là một kiểu lãng phí khác.

Bây giờ, xu hướng hàng hóa dùng một lần rồi bỏ. Đó cũng là một kiểu lãng phí. Hơn 100 năm trước, King Gillette với ý tưởng sản xuất ra những đồ vật dùng một vài lần rồi vứt đi để mua cái mới đã đưa ông lên đỉnh cao của sự giàu có, được thế giới ca tụng. Nhưng đến hôm nay, với những người bảo vệ môi trường, điều đó lại đứng vào hàng thủ phạm phá hoại môi trường hàng đầu.

Tiêu dùng vô độ không chỉ sẽ làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, mà sự tiêu thụ ấy còn gây ô nhiễm môi trường sống. Sự thái quá này, nói hình ảnh, con người “càng xài sang càng tự đầu độc mình”.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải KTPL 11 cánh diều Bài 10 Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

MỞ ĐẦU

Em hãy nêu quyền bình đẳng của công dân mà em biết.

Xem lời giải

KHÁM PHÁ 

1. Công dân bình đẳnh về quyền và nghĩa vụ.

a. Trong trường hợp 1 các bạn học sinh lớp 12A được hưởng quyền gì? Các bạn ấy có bị phân biệt đối xử vì hoàn cảnh gia đình không?

b. Ở trường hợp 2 thể hiện quyền nào của công dân?

c. Trong trường hợp 1 vì sao cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị nộp chậm thuế của bà V?

d. Em đồng ý với ý kiến của bạn Q hay bạn K? Vì sao?

Xem lời giải

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

a. Từ các thông tin 1,2 em hãy cho biết vì sao bà X, bà Y ở thông tin 3 bị cáo C và D ở thông tin 4 đều bị xử lí do vi phạm pháp luật. Việc Đội quản lí thị trường huyện T và tòa án nhân dân tỉnh V  xử phạm những người vi phạm pháp luật để thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào?

b. Từ các thông tin trên, em hiểu như thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

Xem lời giải

3. Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội.

a. Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số có thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật hay không ? vì sao?Việc cộng điểm ưu tiên tạo cơ hội gì cho học sinh người dân tộc thiểu số? 

b. Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện như thế nào trong trường hợp 2?

c.Từ các trường hợp trên, theo em quyền bình đẳng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? 

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Vì sao?

a. Ông G và ông H có điều kiện, cò hoàn cảnh khác nhau cùng nộp đơn đăng kí kinh doanh, với hồ sơ và điều kiện như nhau đều được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.

b. S và P cùnng 16 tuổi cùng đi xe máy vào đường ngược chiều nhưng Cảnh sát chỉ xử phạt S mà không xử phạt P

c. Bà X và bà Y cùng kinh doanh một mặt hàng và cùng nộp thuế kinh doanh như nhau nhưng cửa hàng bà X bị xử phạt còn cửa hàng của bà Y không bị xử phạt với lí do cửa hàng này bán hàng kém hơn.

d. Hai bạn B và C đều mới tốt nghiệp trung học phổ thông, đã khám sức khỏe và đều thuộc diện nhập ngữ theo quy định nhưng B có giấy gọi nhập ngũ còn C thì được miễn với lí do chờ ôn thi đại học cho sang năm.

Xem lời giải

Câu hỏi 2:  Em hãy xử lí tình huống sau:

a. Lớp 12B có 35 bạn đăng kí thi đại học khác nhau trên cơ sở kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Kết quả 10 bạn trúng tuyển vào đại học, 15 bạn đủ điểm vào các trường cao đẳng, còn 10 bạn khác thì không trúng tuyển đi vào cuộc sống lao động. Với kết uqar này một số bạn cho rằng các bạn của lớp 12B không có quyền bình đẳng với nhau trong học tập.

Trường hợp a:

Em có đồng ý với ý kiến của các bạn trong tình huống này không? Vì sao?

b. Trong đợt kiểm tra một số cửa gàng thuốc tân dược, Thanh tra Y tế tỉnh H phát hiện hai quầy thuốc của chị C và chị D có một số sai phạm. Cụ thể: Cửa hàng của chị C có một số thuốc trong đó cơ sở sản xuất, nhấp khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bao bì không đúng hồ sơ đăng kí.......(SGK,T72)

Trường hợp b:

a. Em nhận xét thế nào về việc xử phạt của Thanh tra y tế trong tình huống trên?

b. Việc Thanh tra y tế không xử phạt chị C gây ra hậu quả gì cho công dân và xã hội?

Xem lời giải

Câu 3: Tự liên hệ bản thân, em đã thực hiện pháp luật về quyền bình đẳng của công dân như thế nào?

Xem lời giải

Câu 4: Em hãy liệt kê các hành vi tiêu dùng chưa có văn hóa của học sinh và nêu biện pháp để khắc phục.

Xem lời giải

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy cùng bạn xây dựng một sản phẩm để tuyên truyền, quảng bá các hàng hóa Việt Nam chất lượng cao được sản xuất ở địa phương em.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.