Em hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết các chủ thể kinh doanh có các năng lực kinh doanh nào?

4. Các năng lực cần thiết của người kinh doanh

a. Em hãy cho biết các chủ thể kinh doanh có các năng lực kinh doanh nào?

b. Theo em ngoài các năng lực trên, người kinh doanh cần có những năng lực nào nữa? Em hãy nêu những hiểu biết của em về năng lực đó?

Bài Làm:

a. Các chủ thể kinh doanh có các năng lực kinh doanh: năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực tổ chức, lãnh đạo, năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực thiết lập quan hệ,...

b. - Kỹ năng giao tiếp linh hoạt: Là một người lãnh đạo, bạn sẽ phải giao tiếp với rất nhiều người với nhiều tính cách và cách làm việc khác nhau. Do đó, bạn cần có khả năng ứng biến khi giao tiếp với từng người để đạt được sự đồng thuận, vui vẻ. Hơn thế nữa, bạn phải biết cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu để cấp dưới nắm được đầy đủ mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đây là kỹ năng quan trọng quyết định sự thành công của tập thể hoặc của một nhóm làm việc chung. Bởi vì trong quá trình làm việc chung sẽ luôn xảy ra các vấn đề dẫn đến việc các thành viên bất đồng ý kiến. Người lãnh đạo lúc này sẽ cần phải giải quyết vấn đề một cách khéo léo, tìm ra các giải pháp tối ưu nhất cho cả tập thể. Đôi khi có những vấn đề khó và hóc búa, người lãnh đạo sẽ phải chủ động xem xét cũng như tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của vấn đề và tập hợp mọi người lại để cùng giải quyết.

- Kỹ năng ra quyết định: Việc ra quyết định của người lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến tập thể, doanh nghiệp. Đặc biệt là trong môi trường kinh doanh, sự biến động của thị trường và các tác nhân khách quan là điều mà không ai có thể lường trước được. Vậy nên, người lãnh đạo phải nhìn nhận, phân tích được tình hình, nhận thấy các rủi ro và đưa ra quyết định kịp thời, sáng suốt nhất.

- Có tư duy chiến lược: Một người lãnh đạo tài giỏi chắc chắn đều là những người thông minh, có tư duy chiến lược. Đó là chìa khóa để họ có thể thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Với tư duy logic cùng sáng suốt, người lãnh đạo mới có thể phân tích sâu sắc và lập nên kế hoạch hiệu quả, vượt qua đối thủ, đạt được mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đề ra. Nếu không có tư duy chiến lược, người lãnh đạo sẽ rất khó đưa doanh nghiệp phát triển một cách vượt bậc. 

- Kỹ năng lập kế hoạch: Lập kế hoạch cũng là một kỹ năng quan trọng của người lãnh đạo để vạch ra đường hướng, xác định mục tiêu và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhân viên, cấp dưới. Người lãnh đạo giỏi sẽ lập được kế hoạch đầy đủ, chi tiết, có sự phân công hợp lý và giải quyết được vấn đề chung mà công ty hoặc tổ chức đang gặp phải. 

- Kỹ năng quản lý con người: Một tập thể hay công ty đều gồm rất nhiều con người cùng làm việc và sinh hoạt với nhau. Mỗi người một tính cách, một quan điểm và điểm mạnh riêng. Do đó, người lãnh đạo cần phải nắm bắt được những yếu tố đặc biệt của từng người để biết cách sử dụng, khuyến khích cá nhân phát huy hết khả năng trong công việc. Đồng thời thông qua đó, người lãnh đạo còn có thể giải quyết những mâu thuẫn xảy ra giữa các thành viên một cách hợp lý và nhanh nhất.

- Khả năng xây dựng sự tin cậy: Bạn không thể nào trở thành một nhà lãnh đạo thành công nếu chỉ có một mình bạn. Mà bạn cần có sự ủng hộ, tin cậy từ tất cả mọi người trong một tập thể. Để tạo được sự tin tưởng đó, bạn phải luôn luôn thể hiện sự uy tín, năng lực của bản thân và đi đầu trong mọi công việc, nhiệm vụ.

- Truyền cảm hứng, tạo động lực: Một người lãnh đạo tốt không chỉ biết lo cho bản thân mà còn phải luôn nghĩ đến đồng đội và cấp dưới của mình. Trong những thời điểm công việc gặp khó khăn, mọi người nản lòng thì người lãnh đạo phải vững vàng, truyền năng lượng tích cực, hướng mọi người tới kết quả tương lai để tạo động lực cho họ tiếp tục làm việc.

- Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Người lãnh đạo tốt sẽ không chỉ giao việc từ trên xuống và theo dõi sát xao nhân viên của mình. Mà còn phải tìm đúng người, giao đúng việc, trao sự tin tưởng cho nhân viên và sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Điều đó sẽ khiến cho cấp dưới làm việc với tinh thần phấn khởi, công việc được hiệu quả hơn rất nhiều.

- Khả năng giảng dạy và cố vấn: Người lãnh đạo không chỉ là người đứng đầu mà còn là một người thầy, người tiền bối trong lĩnh vực. Do đó, nếu muốn trở thành người lãnh đạo tốt, được mọi người kính trọng thì bạn nên có khả năng cố vấn, chỉ bảo cho người khác, cho cấp dưới của mình, giúp họ vượt qua những khó khăn tạm thời.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải KTPL 11 cánh diều Bài 7 Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh.

MỞ ĐẦU

Em hãy chia sẻ với bạn một ý tưởng kinh doanh mà em thấy hấp dẫn

Xem lời giải

KHÁM PHÁ

1. Ý tưởng kinh doanh

a. Ý tưởng kinh doanh và sự cần thiết của ý tưởng kinh doanh.

a. Theo em, vì sao các hãng sản xuất điện thoại luôn cần phải có ý tưởng kinh doanh?

b. Em hãy khai thác nội dung trong hình ảnh để làm rõ các dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh?

Xem lời giải

b. Các nguồn giúp ý tưởng kinh doanh.

Câu hỏi:

a. Em hãy cho biết ý tưởng kinh doanh của các chủ thể được nhắc đến từ thông tin trên đến từ đâu từ các nguồn nào. Theo em nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có vai trò như thế nào đối với quá trình kinh doanh của chủ thể.

b. Ngoài những nguồn trên theo em còn có những nguồn nào giúp tạo ý tưởng kinh doanh.

Xem lời giải

2. Cơ hội kinh doanh

a. Em hãy khai thác nội dung của hình ảnh để làm rõ các dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh và cho biết thế nào là cơ hội kinh doanh.

b. Theo em, các chủ thể sản xuất kinh doanh trường hợp trên đã nhận diện cơ hội kinh doanh như thế nào?

Xem lời giải

3. Tầm quan trọng của việc xâu dựng ý tưởng kinh doanh và xác định đánh giá các cơ hội kinh doanh.

a.  Em hãy quan sát sơ đồ trên để làm rõ mối quan hệ ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh

b. Em hãy mô tả việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh được thể hiện qua thông tin trên. Theo em, việc xác định đánh giá cơ hội kinh doanh có vai trò như thế nào?

c. Theo em, việc xây dựng ý tưởng không tốt và đánh giá không đúng cơ hội kinh doanh thì hiệu quả thu được không cao, thậm chí có thể khiến các chủ thể sản xuất kinh doanh thất bại.

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em hãy lấy ví dụ về một ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trong một số lĩnh vực của nền kinh tế hiện nay?

Xem lời giải

Câu hỏi 2: Em đồng tình hay không đồng tidnh với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Một ý tưởng kinh doanh mới có tính khả thi thể hiện ở việc phân biệt sản phẩm; dịch vụ mới với các sản phẩm/ dịch vụ hiện có.

b. Một ý tưởng kinh doanh rốt phải là một ý tưởng tạo ra sự khác biệt, chẳng hạn như sự tiện lợi, giá trị, tốc độ so với các dịch vụ hiện có.

c. Ý tưởng kinh doanh muốn thành công phải có ý tưởng mới hoàn toàn, chưa có người kinh doanh nào nghĩ ra ý tưởng đó,

d. Ý tưởng kinh doanh là xương sống của kế hoạch kinh doanh.

e. Ý tưởng kinh doanh chỉ là yếu tố phụ, vốn kinh doanh mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

g. Không cần thiết phải có ý tưởng kinh doanh, chỉ cần sao chép ý tưởng của một sản phẩm, dịch dụ khác cũng có thể thành công.

Xem lời giải

Câu hỏi 4: Em hãy cho biết những biểu hiện dưới đây là những biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh.

a. Sự khéo léo chủ ng trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong và ngoài liên quan đến công việc kinh doanh.

b. Biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giám sát cấp dưới, chuyển giao, chia sẻ quyền lực cho cấp dưới, để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.

c. Có ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị khả năng điều kiêhn và các quan hệ xã hội của bản thân

d. Biết tạo sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân.

e. Thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với tổ chức, cộng đồng và xã hội.

g. Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh

h. Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

i. Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội  kinh doanh.

Xem lời giải

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy tìm hiểu cơ hội kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ mà em cho rằng có thể mang lại lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh.

Xem lời giải

Câu 2: Hãy xây dựng một ý tưởng kinh doanh phù hợp với năng lực của bản thân và làm rõ tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của mình so với các sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường.

Xem lời giải

Câu hỏi 3: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về các năng lực cần thiết của người kinh doanh và cho biết tầm quan trọng của mỗi năng lực đó.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.