Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi

Câu 2: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

a. Q là người theo tôn giáo X, sống và sinh hoạt cùng các bạn trong kí túc xá của Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh. Đến giờ ăn cơm, Q thường làm dấu và thành tâm cầu nguyện trước khi ăn, các bạn cùng phòng theo tôn giáo khác thấy vậy tỏ vẻ khó chịu, họ yêu cầu Q lần sau khi ăn cơm cùng thì không được làm như vậy.

(1) Trong tình huống này, ai là nguời vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

(2) Em hãy tư vấn cách thúc để giúp Q được bình đẳng trong việc thực hiện quyền bình đẳng, tự do tôn giáo của mình với các bạn theo tôn giáo khác.

b. Sau nhiều năm quen biết, chị B và anh A thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng ông T là bố chị B không đồng ý và đã cản trở hai người kết hôn vì chị B theo tôn giáo S, còn anh A lại theo tôn giáo P.

(1) Trong tình huống này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

(2) Em hãy tư vấn cách để giúp chị B và anh A có thể giải thích cho ông T hiểu và thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

c. Bạn của M đang theo tôn giáo A, vì muốn M cũng theo tôn giáo A nên đã tìm cách nói không tốt về tôn giáo mà M dự định sẽ theo.

(1) Trong tình huống này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

(2) Em hãy tư vấn cách thức để giúp M thuyết phục bạn hiểu và tôn trọng quyền bình đẳng tôn giáo của mình.

Bài Làm:

a.

(1) Trong tình huống này, các bạn (thuộc các tôn giáo khác) cùng ăn với Q tỏ vẻ khó chịu khi Q làm dấu và cầu nguyện trước khi ăn là sai, vì pháp luật Việt Nam quy định: Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.

(2) Q nên hòa đồng cùng mọi người bằng cách tế nhị làm dấu, cầu nguyện khi chỉ có một mình hoặc xung quanh là những người cùng tôn giáo với mình.

b.

(1) Việc làm của ông T là sai, vì theo quy định pháp luật Việt Nam: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” và theo điểm b khoản 1 Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định.

(2) Anh A và chị B có thể thuyết phục ông T thực hiện đúng pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và pháp luật hôn nhân gia đình để thực hiện được nguyện vọng của mình.

c.

(1) Việc làm của bạn của M là sai, cần lên án khi tìm cách nói xấu về tôn giáo mà M dự định sẽ theo. Bởi pháp luật Việt Nam quy định các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 

(2) M nên giải thích để bạn hiểu và thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, đồng thời ủng hộ, tôn trọng quyết định của M.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải KTPL 11 Kết nối bài 12 Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

MỞ ĐẦU

Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng tồn tại rất nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo thường có đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức khác nhau. Các tôn giáo đều bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở nước ta hiện nay.

Xem lời giải

KHÁM PHÁ 

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

a. Bình đẳng về quyền

Câu hỏi: Em hãy đọc những thông tin sau để trả lời câu hỏi:

"Hiến pháp năm 2013...đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã H ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước."

(1) Từ thông tin 1 và 2, theo em, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo biểu hiện như thế nào trong thông tin 3?

(2) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về quyền và cho ví dụ minh hoạ.

Xem lời giải

b. Bình đẳng về nghĩa vụ

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

"Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016...xuyên hướng dẫn tín đồ và người dân nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về phòng, chống dịch của Chính quyền thành phố."

(1) Từ thông tin 1, em hãy cho biết các tôn giáo bình đẳng với nhau về nghĩa vụ biểu hiện như thế nào trong thông tin 2?

(2) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyên bình đẳng giữa các tôn giáo về nghĩa vụ và cho ví dụ minh hoạ.

Xem lời giải

c. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

Câu hỏi: Em hãy đọc những thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi:

"Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016...cơ sở tôn giáo T và tôn giáo N phải tạm dừng sinh hoạt tôn giáo và xử phạt hành chính đối với cả hai cơ sở tôn giáo này."

(1) Các tôn giáo bình đẳng với nhau về trách nhiệm pháp lí biểu hiện như thế nào trong thông tin 3?

(2) Theo em người có tôn giáo và người không có tôn giáo nêu có hành vi vị phạm pháp luật giống nhau thì có bị xử lí giống nhau không? Vì sao?

(3) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về trách nhiệm pháp lí và cho ví dụ minh hoạ.

Xem lời giải

2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

"Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc, tôn giáo. Tính đến tháng 11 — 2021, nước ta có hơn 26,5 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 27% dân số cả nước, với 43 tổ chức thuộc...trang trí nhà cửa, kết đèn hoa, treo cờ tôn giáo trên các tuyến đường,...tạo nên không khí linh thiêng, hân hoan, đoàn kết trong địa phương."

(1) Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo sẽ mang lại điều gì cho mỗi người dân, Nhà nước và xã hội? Theo em nếu các tôn giáo trong quốc gia không bình đẳng thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho mỗi tôn giáo và các tín đồ của họ?

(2) Em hãy nêu ví dụ minh hoa cho việc thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và cho biết em học tập được điều gì?

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

Câu 1: Các hành vi dưới đây là thực hiện đúng hay vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

a. Cha sứ Ð và Thượng toạ Q là những chức sắc tôn giáo có uy tín, ảnh hưởng lớn trong nhân dân tỉnh M và cả hai người rất tích cực hoạt động xã hội vì sự phát triển của địa phương nên đã được nhân dân tín nhiệm đề cử vào danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh M.

b. Tại địa phương K khi cơ sở thờ tự của tôn giáo P xuống cấp, có nguy cơ bị đổ nên các nhà chức sắc và tín đồ của tôn giáo P đã tiến hành làm các thủ tục xin phép các cơ quan có thẩm quyển để thực hiện việc tháo dỡ và xây dựng lại cho vững chắc, to đẹp hơn.

c. Là người được phân công trông coi cơ sở tôn giáo Y nhưng ông N đã ngăn cản không cho những người thuộc các tôn giáo khác đến tham dự buổi sinh hoạt của tôn giáo Y tại cơ sở mà ông đang trông coi.

Xem lời giải

Câu 3: Em hãy kể những việc làm của mình và người thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Xem lời giải

VẬN DỤNG 

Câu hỏi: Em cùng nhóm học tập tìm hiểu về tình hình hoạt động tôn giáo ở địa phương và viết bài chia sẻ những hoạt động mà các tôn giáo đã thực hiện để xây dựng tình đoàn kết, bình đẳng giữa các tôn giáo trong xây dựng và phát triển quê hương.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.