KHÁM PHÁ
1. Vị trí và tên gọi sông Hồng
Dựa vào bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam ở bài 1, trang 7 và thông tin, em hãy:
- Xác định vị trí thông tin trên bản đồ
- Kể tên một số tên gọi khác của sông Hồng
2. Văn minh sông Hồng
a) Thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng
Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3 em hãy trình bày một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng.
b) Đời sống của người Việt cổ
1. Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy mô tả một số nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
2. Câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy ở bài 7 trang 35 cho em biết điều gì về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
3. Gìn giữ và phát huy giá trị của sông Hồng.
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6 em hãy đề xuất một số biện pháp để góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của sông Hồng.
Bài Làm:
Giải câu 1:
- Vị trí của sông Hồng trên bản đồ là Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà).
- Một số tên gọi khác của sông Hồng: Nhị Hà, Hồng Hà,..
Giải câu 2:
a) Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn,..
b)
1. Đời sống vật chất: nguồn lương thực chính là thóc gạo, người Việt cổ ở nhà sàn, đi lại bằng thuyền, nam thường đóng khố cởi trần, nữ mặc váy và áo yếm. Họ biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải,..
Đời sống tinh thần: Có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các vị thần như: thần Sông, thần Núi. Có tục nhuộm răng đen, ăn trầu,..
Giải câu 3: Một số biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng:
+ Khai thác hợp lí
+ Bảo vệ môi trường
+ Chung tau bảo vệ nguồn nước ở sông Hồng.