Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu cho bạn bè biết về một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên

2. Chọn một trong hai nhiệm vụ sau và thực hiện:

Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu cho bạn bè biết về một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên

Tìm hiểu và sưu tầm ảnh về di sản văn hoá thế giới không gian văn hoá cồng chiêng ở Tây Nguyên

Bài Làm:

Giới thiệu điểm du lịch Đà Lạt:

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km². Đà Lạt được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 24 tháng 3 năm 2009. Đây là một trong 4 đô thị loại 1 thuộc tỉnh cùng với Huế, Nha Trang và Vinh.

Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ". Đà Lạt được mệnh danh là: thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù.

Đà Lạt mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây Nguyên đẹp như huyền thoại. Những người dân hiền lành sống bằng nghề làm rẫy,  làm vườn,  trồng cà phê,  chè,  chăn nuôi gia súc…Vào những ngày hội làng,  ngày vui của gia đình,  du khách sẽ được xem họ múa,  hát,  chơi nhạc bằng những nhạc cụ độc đáo mà âm thanh của nó nghe như tiếng gió hú,  tiếng thác chảy trên ghềnh đá…

Những năm gần đây, Đà Lạt trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

Tìm hiểu về Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên:

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Jarai, Ba Na, Mạ, Lặc...

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...), v.v.

Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây nguyên, Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách.

Một số hình ảnh:

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 16: Tây Nguyên

Xem thêm các bài Khoa học xã hội 9, hay khác:

Để học tốt Khoa học xã hội 9, loạt bài giải bài tập Khoa học xã hội 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.