Đọc và Thực hành tiếng Việt

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 15 – 19) và trả lời các câu hỏi:

1. Trong đoạn mở đầu phần 1 của truyện, tác giả đã giới thiệu và nhấn mạnh nét tính cách nào ở nhân vật Tử Văn?

2. Tóm tắt các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện ấy được trình bày theo trình tự nào?

3. Tỉnh cách của nhân vật Tử Văn chủ yếu được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Hãy phân tích một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật.

4. Sử dụng yếu tố kì ảo là đặc trưng nghệ thuật nổi bật của truyện truyền kì. Hãy chọn phân tích giá trị biểu hiện của một số yếu tố kì ảo trong truyện (không gian kì ảo, nhân vật kì ảo,...).

5. Nêu một số thông điệp bạn tiếp nhận được từ tác phẩm Chuyện chức Phân sự đền Tản Viên.

6. Theo bạn, lời bình ở cuối truyện có vai trò gi?

7. Hãy đặt câu với các từ Hán Việt sau: cương trực, khôi ngô, phong độ.

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Chuyện chức Phán sự đền Tan Viên trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 17 – 18), đoạn từ “Tử Văn vâng lời” đến “sai lính đưa Tử Văn về” và trả lời các câu hỏi:

1. Tóm tắt diễn biến của phiên toà xử án nơi cõi âm.

2. Xác định chi tiết có tác dụng xoay chuyển tinh thể trong phiên toà. Sự việc ấy có mối liên hệ với chi tiết nào ở phần 2?

3. Theo bạn, yếu tố nào có ý nghĩa quyết định trong việc làm nên chiến thắng của Tử Văn trong cuộc tranh biện?

4. Phân tích một số chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích thể hiện tính cách của nhân vật Tử Văn,

5. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: cư sĩ, trung thuần, lẫm liệt, khoan dung, chỉ công.

Bài tập 7. Truyện ngắn Chữ người tử tù được in lần đầu tiên có nhan đề Giòng chữ cuối cùng. Ở lần in sau, Nguyễn Tuân đã thay đổi nhiều từ ngữ, câu văn, chi tiết miêu tả. Hãy đọc hai đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a. – Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay nghề đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ rõ ràng như thế. Thoi mực,Ngục quan cảm động, vải tên tù một vải và nói một câu mà giòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào:

– Xin bái lĩnh.

Viên quản ngục nhìn mặt chữ khô lần lần. Y sung sướng vì giữ được giòng chữ quý. Y tự nhủ: “Tất cả nghề nghiệp ta, và có lẽ cả đời ta nữa, lãi chỉ ở chỗ xin được chút kỉ niệm này". Nhưng, một tình buồn mênh mông đã lẻn vào lòng sung sướng của quản ngục...Ít hôm nữa... pháp trường trong Kinh...

(Nguyễn Tuân, Giòng chữ cuối cùng, tạp chí Tao Đàn, số 1/ 1939)

b. – Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thấy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đẩy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo châm rồi lại nhìn nhau. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau rồi tù một với c Ngục quan cảm động, vai người tù một vải, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù, Ngữ văn 10, tập một, tr. 26)

1. So sánh, nêu nhận xét về nhan đề của tác phẩm ở hai bản in.

2. Chỉ ra một số điểm khác biệt nổi bật về từ ngữ, chi tiết miêu tả trong hai đoạn trích trên.

3. Phân tích tác dụng của việc thay đổi một số từ ngữ hoặc chi tiết trong bản in thứ hai.

4. Từ việc so sánh hai đoạn trích trên, bạn hiểu thêm điều gì về sức hấp dẫn của truyện kể?

5. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: hoài bão, tung hoành, thiên lương.

Bài tập 8. Đọc lại văn bản Tê-dê (Theseus) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 38 – 42) và trả lời các câu hỏi:

1. Xác định thời gian, không gian và các sự kiện chính của truyện thần thoại Tê-dê.

2. Trong các truyện thần thoại Hy Lạp, phẩm chất của nhân vật anh hùng thường được thể hiện khi đối mặt với thử thách:

a. Hãy nêu những thử thách mà nhân vật Tê-dê đã trải qua Tê-dê?

b. Việc chiến thắng các thử thách đã thể hiện những phẩm chất gì của nhân vật

c. Bạn ấn tượng nhất với phẩm chất nào của nhân vật Tê-dê? Vì sao? 

3. Qua nhân vật Tê-dê, bạn hiểu được điều gì về quan niệm của người Hy Lạp thời cổ đại về người anh hùng?

4. Chọn phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện thần thoại Tê-đê.

Bài Làm:

Bài tập 5.

1. Trong đoạn mở đầu phần 1 của truyện, tác giả đã nhấn mạnh tính cách khảng khái, cương trực ở nhân vật Tử Văn. Đây là cách giới thiệu nhân vật quen thuộc của thể loại truyện truyền kì nói chung và trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ nói riêng.

2. Khi tóm tắt, cần bám sát các sự kiện chính của câu chuyện: Tử Văn quyết định đốt đền tà, phiên toà xử án nơi cõi âm, Tử Văn nhận chức Phán sự đền Tản Viên,... Các sự kiện này được trình bày theo trình tự thời gian và nhân quả.

3. Tính cách của nhân vật Tử Văn chủ yếu được khắc hoạ qua lời người kể chuyện; qua các chi tiết miêu tả ngôn ngữ đối thoại và cử chỉ, hành động. Có thể chọn phân tích một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật Tử Văn:

– Lời của người kể chuyện (lời kể, lời bình): “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”; “Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói, lời rất cứng cỏikhông chịu nhún nhường chút nào”; “Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người....

– Cử chỉ, hành động: sau khi đốt cháy đền tà (“Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả”); khi bị hồn ma tên tướng giặc họ Thôi đe doạ (“Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên.); khi một mình đối đầu với đám ma quỷ và cả Diêm Vương nơi cõi âm ("Tử Văn bèn tàu trình đầu đuôi như lời Thổ Công đã nói, lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào.”); khi lựa chọn đảm nhận chức Phán sự đền Tản Viên (“Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất.)...

– Ngôn ngữ đối thoại: cuộc trò chuyện của Tử Văn với Thổ Công; cuộc tranh biện của Tử Văn với hồn ma tên tướng giặc và với Diêm Vương trong phiên toà nơi cõi âm.

4. Trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, yếu tố kì ảo được sử dụng một cách “đậm đặc” Yếu tố kì ảo vừa là phương tiện để tác giả phơi bày mặt trái của hiện thực vừa là phương thức làm “lạ hoá” đối tượng miêu tả, thể hiện, mang lại sức hấp dẫn cho câu chuyện. Có thể chọn phân tích một số yếu tố kì ảo sau:

- Không gian kì ảo: thế giới cõi âm ảm đạm, thê lương, rùng rợn,...

– Nhân vật kì ảo: hồn ma tên tướng giặc họ Thôi, Thổ Công, Diêm Vương, lũ ma quỷ... - Mô-típ kì ảo: người chết sống lại, thần linh ban thưởng, người hoá thành thần,..

5.

– Ca ngợi khí phách của kẻ sĩ: chính trực, dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ chính nghĩa. – Thể hiện khát vọng và niềm tin vào công lí, vào sự chiến thắng của cái thiện.

– Phê phán xã hội đương thời: quan lại tham nhũng, ăn hối lộ, bao che cho kẻ xấu tàn hại dân lành.

– Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.

6. Lời bình ở cuối tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên có tác dụng thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả; nhấn mạnh những thông điệp muốn truyền tải. Đó là khẳng định, ngợi ca khí tiết cứng cỏi, tinh thần xả thân vì chính nghĩa của kẻ sĩ,... Tuy nhiên, do những ràng buộc của bối cảnh thời đại nên đôi khi lời bình trong một số truyện khác của Truyền kì mạn lục có thể mang tính chất của lớp vỏ “nguỵ trang”...

7. HS có thể tra từ điển, dựa vào ngữ cảnh để hiểu rõ nghĩa các từ Hán Việt và đặt câu với mỗi từ đó.

Bài tập 6.

1. Khi tóm tắt diễn biến của phiên toà nơi cõi âm, cần nêu được các sự kiện chính: – Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ; Diêm Vương nghe lời kêu cầu của tên tướng giặc, ra lệnh trừng phạt Tử Văn.

- Tử Văn lớn tiếng kêu oan; tranh biện với tên tướng giặc khiến Diêm Vương

phải xem lại phán quyết.

– Diêm Vương theo lời đề nghị của Tử Văn, tra rõ thực hư, trị tội tên tướng giặc họ Thôi, ban thưởng Tử Văn.

2. Chi tiết có tác dụng xoay chuyển tình thế trong phiên toà là Tử Văn nói với Diêm Vương: “Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi; không đúng như thế, tôi xin chịu thêm cái tội nói càn”. Cần đọc lại phần 2 để tìm chi tiết có liên quan.

3. Yếu tố đánh dấu vai trò quyết định trong việc làm nền chiến thắng của Tử Văn trong cuộc tranh biện là bản lĩnh cứng cỏi, lòng dũng cảm, tinh thần đấu tranh

vì chính nghĩa, niềm tin vào sức mạnh của lẽ phải,...

4. Có thể chọn phân tích một số chi tiết tiêu biểu thể hiện được tính cách của

nhân vật Tử Văn. Ví dụ: – Chi tiết Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi, đưa đến cõi âm thê lương, rùng rợn và bị kết

án (“Tội sâu ác nặng, không được dự vào hàng khoan giảm.) nhưng Tử Văn vẫn không hề sợ hãi, nao núng. Chàng đã “kêu to”lên nỗi oan khuất và sự bất công mà mình phải gánh chịu:"Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng..

- Chi tiết Tử Văn tranh biện với tên tướng giặc họ Thôi và bị lâm vào tình thế đơn độc, bất lợi. Diêm Vương bị hồn ma tên tướng giặc và cả những kẻ dưới quyền lừa dối nên chưa xét hỏi đã kết tội và trách mắng Tử Văn. Tên tướng giặc họ Thôi gian xảo, lại được những “đền miếu gần quanh” bao che, bênh vực. Vậy mà Tử Văn vẫn bình tĩnh, cứng cỏi, dùng lí lẽ sắc bén, đanh thép phơi bày tội lỗi của hắn – “không chịu nhún nhường chút nào”...

5. HS tra từ điển, dựa vào ngữ cảnh để hiểu rõ nghĩa các từ Hán Việt và đặt câu với mỗi từ đó. dương cha thành để hiểu số nghèo

Bài tập 7.

1. Khi so sánh, nhận xét, cần chú ý điểm tương đồng và sự khác biệt trong nhan để tác phẩm ở hai bản in. Tham khảo gợi ý sau:

– Điểm giống nhau: Hai nhan để đều tập trung vào yếu tố “chữ” – biểu tượng cho cái đẹp, kết tinh tài hoa, thiên lương và khí phách, có sức mạnh và sức sống

kì diệu,....

Tùy chọn –

- Điểm khác biệt: Nhan đề ( gợi niềm xót xa, tiếc nuối trước sự mất mát của cái đẹp và tài hoa. Nhan đề Chữ người tử tù nhấn mạnh mối liên hệ giữa chữ và người – giữa phẩm chất và thân phận, từ đó làm nổi bật lên sức mạnh và sức sống bất diệt của “chữ,...

2. Có thể đối chiếu từng yếu tố trong hai đoạn trích (từ ngữ, chi tiết,...) hoặc lập bảng để liệt kê một số điểm khác biệt theo gợi ý sau:

So sánh

Đoạn a

Đoạn b

Câu 2

Thay nghề đi

Thay chốn ở đi

Câu 3

Với những nét chữ rõ ràng như thế

Với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người

Câu 4

Thoi mực, kiếm được ở đâu mà tốt thế

Thôi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá

3. Khi phân tích tác dụng của từ ngữ hoặc chi tiết được thay đổi, cần căn cứ vào giá trị biểu đạt của chúng trong ngữ cảnh của đoạn trích và tác phẩm. Ví dụ, câu văn Ta khuyên thầy Quản nên thay nghề đi ở đoạn trích a giới hạn ở tác động của “công việc”; còn câu văn Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi ở đoạn trích b mở rộng thành tác động của môi trường sống, bối cảnh xã hội đối với nhân cách, tâm hồn con người,... Sự thay đổi đó thể hiện rõ hơn ý đồ nghệ thuật, tư tưởng của nhà văn và chủ đề của truyện ngắn...

4. Qua so sánh hai đoạn trích, có thể hiểu thêm tầm quan trọng của việc lựa chọn từ ngữ và hình thức diễn đạt để làm cho truyện kể tăng sức hấp dẫn và khả năng thuyết phục.

5. HS sử dụng từ điển, dựa vào ngữ cảnh để giải thích nghĩa các từ Hán Việt và đặt câu với mỗi từ đó.

Bài tập 8.

1. HS tự trả lời câu hỏi.

2. Dựa vào các sự kiện chính (kết quả của câu hỏi 1) để nêu những thử thách mà nhân vật Tê-dê đã trải qua. Từ đó, khái quát những phẩm chất của nhân vật:

a. Không chấp nhận con đường an nhàn, dễ dàng khi lựa chọn hành trình đầy nguy hiểm để đến A-ten (Athens),.

b. Việc chiến thắng các thử thách đã thể hiện những phẩm chất của Tê-dê: mạnh mẽ, can đảm, có khát vọng, lí tưởng của người anh hùng và bản lĩnh, trí tuệ của người lãnh đạo anh minh (lập chiến công, giúp đỡ người yếu thế, thực thi công lí, gìn giữ sự công bằng, sáng lập thể chế dân chủ,..).

c. Đây là câu hỏi mở nên bạn tự do lựa chọn phẩm chất mà mình ấn tượng nhất ở nhân vật. Cần lí giải rõ vì sao phẩm chất ấy gây ấn tượng với bạn.

3. Căn cứ vào những phẩm chất của nhân vật Tê-dê để nêu quan niệm của người Hy Lạp thời cổ đại về người anh hùng. Chú ý vẻ đẹp của trí tuệ anh minh, tinh thần coi trọng công lí và khát vọng tự do, dân chủ.

4. Có thể chọn phân tích một trong các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện thần thoại Tê-đê như: sáng tạo chi tiết, cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, lời kể.....

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT bài 1: Sức hấp dẫn của kể chuyện

Đọc và Thực hành tiếng Việt

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Thần Trụ Trời trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 11 – 12) và trả lời các câu hỏi:

1. Xác định thời gian, không gian và các sự kiện chính được kể trong truyện Thần Trụ Trời.

2. Vũ trụ thuở sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần Trụ Trời?

3. Vì sao thần Trụ Trời lại được miêu tả với hình dạng khổng lồ, kì vĩ?

4. Nếu nhận xét về cách miêu tả công việc kiến tạo vũ trụ của thần Trụ Trời.

5. Phân tích hình ảnh vũ trụ sau khi được kiến tạo để thấy nhận thức của người nhảnh vũ trụ sau khi được kiến tạo để thấy xưa về thế giới.

6. Tìm những lời kể mang tính suy nguyên và phân tích chức năng cụ thể của chúng trong truyện Thần Trụ Trời.

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Thần Sét trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 12 – 13) và trả lời các câu hỏi:

1. Chỉ ra các chi tiết miêu tả hình dạng, tính khí và hành động của thần Sét.

2. Thần Sét đã mắc phải sai lầm gì và bị Ngọc Hoàng trừng phạt như thế nào?

3. Phân tích mối liên hệ giữa hình tượng thần Sét với các hiện tượng trong tự nhiên?

4. Thần thoại phản ánh thế giới quan “vạn vật hữu linh” của người xưa. Thế giới quan ấy được thể hiện như thế nào trong truyện Thần Sét?

5. Phân tích những chi tiết thể hiện chức năng suy nguyên của truyện Thần Sét.

Bài tập 3. Đọc lại văn bản Thần Gió trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 13) và trả lời các câu hỏi:

1. Hình dạng của thần Gió có gì đặc biệt? Vì sao thần lại có hình dạng đặc biệt như vậy?

2. Nhân vật con trai của thần Gió được tạo nên nhằm mục đích gì?

3. Chuyện gì đã xảy ra giữa con người và các vị thần (thần Gió, Ngọc Hoàng)?

4. Câu chuyện về các nhân vật thần trong truyện Thần Gió thể hiện cách hình dung như thế nào của con người thời cổ đại về thế giới tự nhiên?

5. Truyện Thần Gió thể hiện những chức năng nào của thần thoại suy nguyên?

Bài tập 4. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Ông Sằn Nông…” Ông Sằn Nông thường đi trong các rừng núi, gặp nhiều thứ quả, thứ hạt. Ông có phép mời được các loại hạt, đặc biệt là hạt thóc về nhà mình ở. Mùa xuân các hạt tự ra đồng mọc, cuối vụ lại trở về kho, về bồ. Năm ấy, Sẵn Nông đi xa không về kịp mùa lúa. Thóc ngô ngoài đồng đã chín, rủ nhau kéo về nhà. Bà vợ Sản Nông đang gội đầu, chưa mở được kho, sắp được bồ. Bà bảo thóc hãy đợi ngoài cửa. Thóc đợi mãi, là bà chỉ lo chải vuốt mái tóc của mình. Thóc giục giã ầm lên, vì trời nắng to, chúng chen chúc mãi ngoài cửa bị nóng bức quá. Chúng chen nhau rồi đánh nhau túi bụi đất cát tung mù lên. Gió thổi làm bụi bậm và một số hạt thóc bám lên đầu lên cổ bà. Bà tức quá, vác gậy đánh chúng, vừa đánh vừa chửi. Thóc kéo nhau ra ruộng, thể từ nay không bò về nữa.

Sản Nông trở về không biết làm thế nào. Ông mắng vợ rồi bỏ đi, ra ruộng dỗ dành, nhưng thóc không chịu. Buồn rầu, ông nắm lấy một nắm thóc bay thẳng lên trời. Nắm thóc ấy tung ra, rải rác thành các ngôi sao, còn chỗ tụ lại thì thành sông Ngân Hà bây giờ. Còn dưới trần gian từ đó, khi lúa chín, con người phải mang hải liềm ra gặt.

(Theo Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 2007, tr. 103)

1. Nếu các sự kiện chính của truyện Ông Sẵn Nông.

2. Chỉ ra những lời kể mang tính suy nguyên trong văn bản.

3. Nhân vật chính trong truyện kể trên là ai? Nhân vật ấy được sáng tạo nhằm mục đích gì?

4. Trong tưởng tượng của con người thời xưa, các loại hạt được dùng làm lương thực thuở sơ khai có những đặc điểm gì? Sự tưởng tượng về các loại hạt đó thể hiện quan niệm gì của họ về thế giới?

5. Sự biến đổi trong đặc tính của thóc phản ánh những thay đổi nào trong cuộc sống của con người cổ sơ?kiếm được ở đâu mà tốt thế. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Ta khuyên thầy Quản nên tìm về nhà quê mà chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành mạnh.

6. Sưu tầm một truyện thần thoại suy nguyên của dân tộc khác có nội dung tương tự với truyện Ông Sản Nông. So sánh và nhận xét về điểm tương đồng giữa

hai tác phẩm.

 

 

Xem lời giải

Viết

Bài tập 1. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đặc sắc nghệ thuật của chùm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 11-13).

Bài tập 2. Hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Phân tích truyện thần thoại Tê-đê trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 38 – 42).

Xem lời giải

Nói và nghe

Bài tập 1. Chuẩn bị đề cương bài nói theo đề bài của bài tập 2 ở phần Viết.

Bài tập 2. Lập đề cương và luyện tập nói theo đề tài sau: Hãy giới thiệu nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện mà bạn yêu thích.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập